Nguyễn Văn Lý

Phạm Quý Thích – nhà giáo, nhà “Kiều học” tiên phong
Phạm Quý Thích, tên tự là Dữ Đạo, tên hiệu là Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ, sinh ngày 19 tháng 11 năm Canh Thân (tức này 25 tháng 12 năm 1760), người xã Hoa Đường, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), sau dời lên kinh đô Thăng Long, ngụ tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • Nguyễn Văn Lý – sĩ phu, nhà giáo trung tín
    Nguyễn Văn Lý, tự là Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê, sinh năm 1795, là hậu duệ của Đông Tác quốc sư Nguyễn Hi Quang (1634 - 1692). Thừa hưởng truyền thống của dòng họ, ông đã vượt lên hoàn cảnh gia đình sa sút vì cha mẹ ốm nặng kéo dài để học tập. Năm 1825, ông đỗ Cử nhân, năm 1832 đỗ Tiến sĩ. Từ đấy bắt đầu cuộc đời làm quan khá lận đận của ông nhưng lại có nhiều hoạt động văn hóa xã hội đáng trân trọng.
  • Trần Văn Vi – người góp công chấn hưng văn hóa Thăng Long đầu thế kỷ XIX
    Trần Văn Vi (chưa rõ năm sinh, năm mất) tự Thận Tư, hiệu Hoài Đông, người phường Đông Các, huyện Thọ Xương (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Kì thi Hương khoa Ất Dậu năm Minh Mạng thứ 6 (1825) tổ chức tại trường Thăng Long, ông và Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Vũ Tông Phan cùng đỗ cử nhân. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông được bổ làm Tri phủ Anh Sơn, Nghệ An. Năm 1856, được cử làm Toản tu sử quán, sau được thăng chức Thái bộc tự khanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO