Văn hóa - Xã hội

Nguyễn Thanh Liêm: “Vinmec chọn việc khó nhưng mang lại nhiều giá trị”

Huy Hoàng 18:26 30/08/2023

Ca ung thư máu đầu tiên tại Việt Nam được điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào CAR-T tiếp tục khẳng định hướng đi đúng đắn của Vinmec trong việc tìm lời giải cho các chứng, bệnh nan y, đồng thời ghi dấu ấn của y học Việt Nam sánh ngang các nền y học hàng đầu thế giới.

Đây là những chia sẻ của GS. Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, về bước tiến đột phá của hệ thống y tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. 

“Cửa sống” cho các chứng, bệnh nan y

- Vinmec vừa ghi dấu ấn với ca ung thư bạch cầu cấp đầu tiên tại Việt Nam được điều trị thành công bằng liệu pháp CAR-T. Giáo sư có thể chia sẻ về ca bệnh đặc biệt này?

Trước hết, cần nói một chút về liệu pháp CAR-T. Tế bào bạch cầu T là một trong những “lá chắn” miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể người. Dù vậy, tế bào ung thư lại rất tinh vi, luôn tìm cách lẩn trốn nên tế bào T không thể tiếp cận và tiêu diệt được. 

Trong liệu pháp này, tế bào T được tách từ máu và gắn thêm gen CAR (một cấu trúc có thể gắn với kháng nguyên bề mặt của tế bào ung thư), tạo thành tế bào CAR-T rồi đưa ngược trở lại cơ thể người bệnh. Được trang bị thêm “vũ khí” và nhân lên với số lượng đủ lớn, đội quân CAR-T sẽ dễ dàng tìm đến và tiêu diệt các tế bào ung thư.   

image(10).png
GS.Liêm cho biết: Liệu pháp CAT-T giúp người bệnh được trang bị thêm “vũ khí mạnh” để chiến đấu tiêu diệt tế bào ung thư

Trường hợp bạn nhắc đến là của bệnh nhi Trần Bảo Chi, sinh năm 2019. Tháng 1/2022, bệnh nhi được chẩn đoán mắc ung thư máu. Tủy đồ lúc đó 90% là tế bào ác tính. Bệnh nhân đã điều trị 5 chu kỳ hóa chất tấn công nhưng không đáp ứng. Thông thường, các trường hợp kháng trị như thế sẽ tử vong rất nhanh. Thời gian sống rất ngắn, thâm chỉ chỉ vài tuần.

Bé Chi được chuyển đến Vinmec với tia hy vọng cuối cùng. Ngày 19/7/2023, bệnh nhi được tiến hành chuyển tế bào CAR-T. Quá trình theo dõi cho thấy, khi nồng độ CAR-T tăng lên thì tế bào ung thư cũng giảm xuống và dần về mức 0. 

Hiện tại, sau một tháng, xét nghiệm máu và tủy đồ đều không phát hiện tế bào ác tính. Có thể nói bệnh nhân đã lui bệnh hoàn toàn. 

image(11).png
Bệnh nhi Bảo Chi đã được ra viện ngày 21/8 trong niềm vui của gia đình và đội ngũ y bác sĩ điều trị

- Bước tiến mới này có ý nghĩa ra sao với các bệnh nhân mắc các chứng, bệnh nan y và y học Việt Nam nói chung, thưa Giáo sư? 

Vinmec đã làm chủ công nghệ nghiên cứu tế bào gốc điều trị tự kỷ, bại não… Nhưng đây dù sao cũng vẫn là các bệnh mãn tính, bệnh nhân vẫn có thời gian chờ đợi. Còn với ung thư, thời gian đôi khi được tính bằng ngày. Vì thế, liệu pháp CAR-T sẽ mở ra “cửa sống” cho những bệnh nhân mang trên mình án tử khi các phương pháp điều trị truyền thống không còn hiệu quả. 

Về mặt kỹ thuật, đây là một công nghệ cao, phức tạp mà trên thế giới chưa có nhiều trung tâm làm được. Hiện, chỉ có một vài trung tâm ở Mỹ và châu Âu. Ở châu Á, Nhật cũng chỉ mới làm. Singapore đang triển khai nhưng phải lấy máu và gửi đi chứ không nuôi cấy tại chỗ như Vinmec. Vì thế, thành công của Vinmec đã khẳng định các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có năng lực để làm chủ những công nghệ cao, phức tạp nhất trong y học và điều trị bệnh.   

Trên nền tảng này, Vinmec hướng tới mục tiêu xa hơn là điều trị các loại ung thư khác như u não, u nguyên bào thần kinh, ung thư gan, ung thư da… và cả các bệnh hạch. Đặc biệt, bước tiến mới này còn cho phép chúng ta tiến tới làm chủ công nghệ chỉnh sửa gen để điều trị các bệnh di truyền. Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung vào bệnh tan máu bẩm sinh hiện rất phổ biến tại Việt Nam. 

“Thuốc” tế bào sẽ sớm thành hiện thực

- Tại Việt Nam, Vinmec không chỉ là đơn vị tiên phong mà còn đầu tư rất mạnh tay cho lĩnh vực công nghệ gen và y học tế bào. Vì sao Vinmec chọn hướng đi này, thưa Giáo sư?

Hiện, y học Việt Nam đã giải quyết khá tốt các loại bệnh thông thường. Nhưng còn nhiều chứng, bệnh nan y, đến nay các phương pháp kinh điển chưa giải quyết được. Chúng ta vẫn bó tay trước các chứng và bệnh được xem là nan y như ung thư, tự kỷ, bại não… 

Mặt khác, điều trị các bệnh này đòi hỏi những công nghệ rất cao, chi phí cực tốn kém và không mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Vinmec quyết tâm đi tìm lời giải cho những căn bệnh chưa nơi nào giải quyết hoặc không thể giải quyết do thiếu năng lực khoa học, kinh phí, trang bị… Mục tiêu lớn nhất của Vinmec là nhân đạo và góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.

image(12).png
Đội y bác sĩ Vinmec luôn nỗ lực tìm lời giải cho những căn bệnh khó, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân

- Vậy đến nay Vinmec cũng như Việt Nam đang ở đâu so với thế giới trong lĩnh vực y học tế bào? Và đến bao giờ thì liệu pháp tế bào có thể trở thành “thuốc” để áp dụng rộng rãi?

Về nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong điều trị, có thể khẳng định Vinmec đang đi trước nhiều trung tâm lớn trên thế giới. Hiện, Vinmec đã có gần 40 công trình nghiên cứu xuất bản trên các tạp chí quốc tế uy tín. 

Về tiến độ, đến nay, một số liệu pháp của Vinmec đã được Bộ Y tế cấp phép nghiên cứu, như ghép tế bào gốc điều trị tự kỷ, bại não, bệnh tự miễn, và mới nhất là CAR-T điều trị ung thư máu. Rất sớm trong năm nay hoặc sang năm, các thử nghiệm sẽ hoàn thành. 

Với kết quả ban đầu rất khả quan cùng sự ủng hộ của Bộ Y tế bởi giá trị và ý nghĩa mà các liệu pháp mang lại cho xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong một thời gian ngắn nữa, liệu pháp tế bào sẽ trở thành loại “thuốc” hiệu nghiệm được sử dụng rộng rãi trong điều trị.

- Nhưng chi phí cho các ca điều trị này hiện rất cao. Theo Giáo sư, đâu là cơ hội cho các bệnh nhân đại trà, thay vì chỉ là đặc quyền cho người giàu?

So với các nước, chi phí điều trị của chúng ta hiện thấp hơn rất nhiều. Đơn cử, chi phí điều trị bằng CAR-T tại Mỹ là khoảng 1,5 triệu USD. Tại Singapore, riêng chi phí lấy mẫu đã lên tới 300 đến 400 nghìn USD. Rất ít bệnh nhân Việt Nam có thể chi trả số tiền đó. 

Còn tại Vinmec, theo tính toán chưa đầy đủ, chi phí một ca vào khoảng 2,5 - 3 tỷ đồng, tức là chưa bằng 1/10 ở Mỹ. Trong quá trình nghiên cứu, toàn bộ chi phí này được Vingroup tài trợ.

Trong tương lai, chúng tôi hy vọng các liệu pháp tế bào sẽ được bảo hiểm y tế chi trả, tương tự như phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật robot trước đây. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiến tới tự sản xuất các tế bào và tăng công suất để hạ giá thành. Khi đó, liệu pháp này sẽ trở thành cơ hội tái sinh cho rất nhiều bệnh nhân. 

Xin cảm ơn Giáo sư! 

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Thanh Liêm: “Vinmec chọn việc khó nhưng mang lại nhiều giá trị”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO