Người thổi hồn vào đồ đồng

Nguyễn Hiền| 27/06/2019 09:44

Qua bao thăng trầm của thời gian, nghề đúc đồng truyền thống ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vẫn được duy trì và phát triển ngày càng mạnh. Đã có không ít các nghệ nhân được khắc tên mình vào lịch sử làng nghề. Và không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Bảy, một người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và là người 'khai sáng' nghề đúc trống đồng truyền thống…

Người thổi hồn vào đồ đồng

Cơ duyên đặc biệt với nghề

Không chỉ giới chơi đồ đồng mà đông đảo người tạc tượng đồng, yêu thích nghệ thuật chạm khắc đều biết đến cái tài nghệ nhân Lê Văn Bảy như một người có "bàn tay vàng" thổi hồn vào những vật bằng đồng. Nhìn lại chặng đường đã qua, người nghệ nhân này không thể thống kê được mình đã tạc bao nhiêu sản phẩm bằng đồng và đã  có biết bao sản phẩm trở lên nổi tiếng. Dẫn chúng tôi đi thăm các sản phẩm, nghệ nhân Lê Văn Bảy chia sẻ, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, được các Bộ, ngành trung ương và tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen về những đóng góp của ông trong suốt thời gian qua.

Nhìn lại chặng đường hơn 40 năm theo nghề đúc đồng, nghệ nhân Lê Văn Bảy kể cho tôi nghe những thăng trầm về cuộc đời ông đến với nghề như những nốt nhạc lúc trầm lúc bổng. Với những năm tháng khó khăn, gạo thiếu, sản phẩm làm ra ít người tiêu dùng, lúc đó ông như muốn bỏ cuộc để đi theo con đường mới. Cũng chỉ vì quá đam mê với nghề và không muốn nghề đúc đồng của ông cha để lại bị thất truyền, ông Lê văn Bảy đã quyết tâm vượt qua bao khó khăn lặn lội khắp các làng nghề đúc đồng trong cả nước mong tìm lại phương thức đúc đồng cổ xưa. May mắn cho ông, một lần ra thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, ông gặp được nhà sử học Dương Trung Quốc. Hai tâm hồn lớn gặp nhau, họ có chung một khao khát là đúc lại những chiếc trống đồng cha ông xưa đã bị mai một. Họ bổ sung cho nhau, người có kiến thức về lịch sử, người có tay nghề về đúc đồng. Nhận từ nhà sử học Dương Trung Quốc những mẫu hoa văn, nội tiết mặt trống, ông Lê Văn Bảy trở về bắt tay vào việc đúc trống đồng. Ông ăn ngủ bên lò hàng cả tháng trời, sau nhiều lần thất bại cuối cùng chiếc trống đồng - một phiên bản mới cũng đã được ra lò. Từ đây nghề đúc đồng của làng chè Đông, xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa như được sống lại, ngày càng được phát huy và mở rộng.


Thắp sáng ngọn lửa đam mê

Một mốc son trên con đường phát triển ấy là năm 2009, Nghệ nhân Lê Văn Bảy và các cộng sự của ông đã đúc thành công chiếc trống đồng kỷ lục Đông Nam Á với đường kính 1,51m, vượt qua chiếc trống đồng kỷ lục lúc bấy giờ đường kính 1,3m của Indonesia.

Năm 2013 ông đã thành lâp công ty TNHH đúc đồng truyền thống Bảy Tuyên chuyên sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ kim loại đồng. Đặc biệt, cũng thời gian này, ông Lê Văn Bảy cùng các thợ thủ công làng nghề đúc đồng đã hoàn thành việc đúc chiếc trống đồng, được nhận định lớn nhất thế giới, đưa vào kỷ lục, hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Trống đúc theo phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ, có đường kính mặt rộng 2,57m, chiều  cao thân trống là 2,2 m, nặng hơn 8 tấn. Toàn bộ nguyên liệu phục vụ cho việc đúc là 11 tấn được thu gom và chọn lọc sao cho gần đúng với nguyên liệu mà cá bậc tiền nhân đã dùng để đúc trống cổ. Chiếc trống đồng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ này không chỉ là niềm tự hào của Nghệ nhân Lê Văn Bảy, của xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam, của đất nước Việt Nam chúng ta.


"Có dấn thân vào nghiệp đúc mới thấy hết gian truân. Chỉ niềm đam mê và  yêu nghề mới khiến mỗi tác phẩm có cái hồn và nét độc đáo riêng", ông Bảy tâm sự. Theo ông, cái khó nhất là, phải đúc thế nào để khi nhìn vào sản phẩm, người ta thấy được cái thần, cái hồn toát ra. Say nghề, ông không từ chối bất kỳ yêu cầu nào của khách, ông luôn tìm tòi, nghiên cứu để tác phẩm đạt tới sự hoàn hảo. “Hữu xạ tự nhiên hương", rất nhiều người ở khắp mọi miền Tổ quốc tìm đến ông đặt mua các sản phẩm bằng đồng để làm quà biếu hay để trưng bày ở những nơi sang trọng nhất trong nhà..


Ngọn lửa say mê nghề đúc đồng truyền thống của ông đã được các thế hệ sau tiếp sức. Ông luôn cố gắng truyền dạy, đào tạo các thế hệ sau phát huy nghề truyền thống của cha ông. Có những thanh niên trong làng xã có học vấn cao cũng trở về Thiệu Trung để làm việc cùng ông. Cả ba người con của ông đều nối nghiệp cha không ngừng học hỏi, sáng tạo những sản phẩm mang tinh hoa của dân tộc để làm đẹp cho cuộc sống. Các sẩn phẩm của ông và làng nghề đã tới mọi miền thế giới, được bạn bè năm châu thán phục và ca ngợi.


Những đóng góp của Nghệ nhân Lê Văn Bảy đã được các cấp chính quyền và nhân dân ghi nhận. Sản phẩm Trống Đồng của ông đã được công nhận kỷ lục Ghiness năm 2008, 2009... Năm 2015 ông được Thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu "Doanh nhân tiêu biểu nghề truyền thống". Nhưng với ông phần thưởng cao nhất là mơ ước giữ gìn và phát triển nghề đúc đồng truyền thống của gia đình và quê hương đã trở thành hiện thực.


Và bây giờ, dù không còn trẻ nhưng "đôi bàn tay vàng" ấy vẫn miệt mài, cần mẫn bên từng tác phẩm, tạo ra nét đẹp cho đời. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về tài nghệ của ông, chúng ta chỉ cần truy cập vào website: trongdongdongson.com.vn hay trongdongdongson.vn là được chiêm ngưỡng những tác phẩm tuyệt vời và cảm thụ những cái hồn, cái thần thái riêng của từng tác phẩm. Hay gọi điện trực tiếp cho nghệ nhân Lê Văn Bảy theo  số 0986 106 659 để tìm hiểu rõ hơn về nghề đúc đồng hay để đặt mua cho mình những sản phẩm bằng đồng độc đáo nhất, đặc sắc nhất.


Có thể nói Nghệ nhân Lê Văn Bảy là người đã phục hưng nghề đúc đồng Xứ Thanh, người thổi hồn vào những sản phẩm văn hóa đầy sáng tạo và người đã thổi bùng lên ngọn lửa nghề truyền thống cho nhiều thế hệ mai sau.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Người thổi hồn vào đồ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO