Người Nhị Khê giữ gìn nghệ thuật chèo truyền thống

Châu Minh Kiên| 12/12/2020 08:58

Làng Nhị Khê, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội trước đây là đồng chiêm trũng, cứ mỗi mùa mưa lũ về lại trắng trời trắng nước. Cấy cày hai vụ thì mùa thối chiêm khê, đời sống người dân quanh năm nhọc nhằn, nghèo khổ. Vậy mà mảnh đất này vẫn luôn giàu tiếng hát vì người Nhị Khê chưa khi nào ngừng bền bỉ giữ gìn, phát huy nghệ thuật truyền thống của cha ông.

Người Nhị Khê giữ gìn nghệ thuật chèo truyền thống
Những “nghệ sĩ” nông dân Câu lạc bộ chèo Nhị Khê vẫn bền bỉ giữ gìn nghệ thuật chèo truyền thống của quê hương. 

Từ những thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ trước, người dân quanh vùng được đắm mình trong tiếng hát tuồng, chèo, cải lương vang bóng một thời của người Nhị Khê. Những vai kép: Lê Văn Kể, Phạm Văn Đệ, Nguyễn Văn Quỳ, Lê Văn Chương, Nguyễn Văn Bản, Ngô Hữu Bao có giọng hát vang khỏe, điệu bộ tinh tế với những vở diễn: “Bao công tra án Trần Sĩ Mỹ”,  “Sơn Hậu”, “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài”, “Chị Tấm anh Điền”, “Bà mẹ bên sông Hồng”, “Cô gái Long Châu Sa”… làm say bao thế hệ khán giả.

Kế tiếp truyền thống đó, tháng 10/2004, Câu lạc bộ chèo Nhị Khê được UBND xã Hoàng Long ra quyết định thành lập với 38 diễn viên nhạc công. Bắt đầu từ đây, những người con: Lê Hồng Viên, Lê Hồng Vê, Nguyễn Thị Hiệp, Phạm Văn Đề, Lê Thị Đằng, Phạm Thị Dung, Lê Thị Dỡ, Ngô Văn Hùng lại nối tiếp cha ông và thắp lửa, làm giàu thêm tiếng hát quê hương. 

Câu lạc bộ chèo Nhị Khê có chủ nhiệm Nguyễn Văn Tân thẳng thắn nhiệt tình, biết tập hợp đoàn kết mọi người. Chủ nhiệm Tân cũng có khả năng chuyên môn, lúc là diễn viên trên sân khấu, lúc là nhạc công đánh đàn thổi sáo. Còn phó chủ nhiệm Lê Hồng Viên, thư ký Lê Hồng Vê là những người có giọng hát hay truyền cảm, thường đảm nhiệm các vai chính trong nhiều vở diễn. 

Dù hoạt động với quy mô nhỏ, gọn nhưng câu lạc bộ có hẳn một dàn nhạc vững mạnh, gồm 8 nhạc công với những nhị, líu, sáo trúc, đàn tam, đàn tứ, đàn măng-đô-lin, đàn ghi ta, trống đế. Tuy chỉ là những nông dân một nắng hai sương nhưng họ đều am hiểu làn điệu, biết xử lý nhạc nền, nhạc dẫn. Đặc biệt, “diễn viên” đang tham gia câu lạc bộ thì hội đủ mọi lứa tuổi. Trong đó, bậc cao niên nhất là cụ Nguyễn Hữu Đôi năm nay đã 95 tuổi, từng ra vai giáo đầu, độc tấu hài rất có duyên. Kế tiếp đó là cụ Lê Thị Lối 86 tuổi vẫn thường xuyên có mặt trong những buổi luyện tập biểu diễn. Tiếp đó là những nữ chính, nữ lệch có giọng hát mượt mà và lối diễn xuất tự nhiên như: Nguyễn Thị Hiệp, Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Dùng, Lê Thị Đằng, Phạm Thị Dung; kép Phạm Văn Đề - một diễn viên hát chèo, hát văn được người nghe mến mộ.

Chẳng những thế, trong câu lạc bộ còn có các anh chị Nguyễn Thị Lê, Lê Thị Dỡ, Ngô Văn Hùng tích cực đóng góp công sức khi đảm nhiệm hai vai: vừa là diễn viên vừa là nhạc công. Còn những gia đình có mấy thành viên cùng đam mê với những làn điệu chèo thì không hiếm, có thể kể đến những gia đình như: cụ Nguyễn Hữu Đôi cùng cô con gái Nguyễn Thị Hiệp; ông Phạm Văn Chưa và con gái Phạm Thị Dung; ông Nguyễn Văn Xòe với em trai Nguyễn Văn Sơn; Lê Hồng Viên, em gái Lê Hồng Vê... 

Với một đội ngũ “nghệ sĩ”, “diễn viên”… thuần nông hùng hậu và tâm huyết như thế, thời gian qua Câu lạc bộ chèo Nhị Khê đã dàn dựng được không ít vở chèo đặc sắc như: “Tấm Cám”, “Lưu Bình Dương Lễ”, “Mục Liên Thanh Đề”… Bên cạnh đó, câu lạc bộ còn đầu tư dàn dựng công phu các trích đoạn chèo cổ như: “Xã trưởng - mẹ Đốp”, “Thị Màu lên chùa”, cùng nhiều bài hát, điệu múa ngọt ngào. Và từ những trò diễn, làn điệu chèo truyền thống ấy, các “nghệ sĩ” đã sáng tạo, dàn dựng những vở chèo ngắn kể những câu chuyện của đất và người Nhị Khê hôm nay như: “Nước mắt người mẹ”, “Trên đất Nhị Khê”, “Cây đậu tương”, “Chuyện làng nghề”, “Quán bên đường”, “Hoàng Long vào hội”. 

Hàng năm, câu lạc bộ có chương trình biểu diễn mừng Đảng mừng Xuân, mừng hội làng vào dịp Tết Nguyên Đán và ngày 12/8 âm lịch, biểu diễn tại các hội nghị của xã. Đây là dịp để các nghệ sĩ “khoe” với dân làng cũng như khách thập phương những vở diễn chèo cổ, chèo hiện đại hay các trích đoạn, bài hát, múa… được mọi người dày công tập luyện sau những ngày làm đồng vất vả. Và, tiếng hát chèo của Nhị Khê còn bay xa đến hội làng ở Khánh Hạ, Hồng Vân (Thường Tín - Hà Nội), huyện Tiên Lữ (Hưng Yên), hội nghị tổng kết cấy lúa cải tiến khu vực sông Hồng ở Mỹ Đức (Hà Nội). Nhạc công của câu lạc bộ đã hỗ trợ nhạc cho huyện Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, liên hoan làng nghề huyện Phú Xuyên. 

Nổi bật là năm 2004, câu lạc bộ tham dự Liên hoan văn nghệ ngành bảo vệ thực vật các tỉnh sông Hồng tại Vĩnh Phúc và giành giải Ba. Năm 2014, câu lạc bộ tham dự Liên hoan nghệ thuật sân khấu không chuyên Hà Nội với vở chèo “Nước mắt người mẹ” đã được tặng giải A2 cho tiết mục và giành hai giải cá nhân A1 cho Lê Hồng Viên, giải A2 cho Lê Hồng Vê. Năm 2017, câu lạc bộ tham dự Hội diễn Sân khấu Thủ đô với vở chèo “Quán bên đường” được tặng giải A1 cho tiết mục; giải cá nhân A1 cho Lê Hồng Vê A1, giải A2 cho Lê Hồng Viên và Lê Thị Đằng. Vì vậy, năm 2017, UBND huyện Phú Xuyên đã tặng giấy khen cho câu lạc bộ là đơn vị xuất sắc nhất. Năm 2020, câu lạc bộ và chủ nhiệm Nguyễn Văn Tân được UBND xã Hoàng Long tặng giấy khen có thành tích xây dựng nông thôn mới.

Theo chủ nhiệm Nguyễn Văn Tân, để Câu lạc bộ chèo Nhị Khê có được những thành tích đó là nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã, thôn; sự hỗ trợ kinh phí làm sân khấu ngoài trời, biểu diễn dã ngoại của doanh nghiệp Nguyễn Văn Điền; trang bị loa, âm thanh biểu diễn của doanh nhân Nguyễn Văn Chuẩn. Về chuyên môn, câu lạc bộ được nhà biên kịch, soạn giả Xuân Cung, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (cũ) giúp đỡ từ ngày đầu thành lập. Nhiều lần ông về dạy hát, dạy múa, dạy biểu diễn nên hầu hết diễn viên ở đây hát thành thạo nhiều làn điệu chèo, đúng nhịp phách, lại hát có màu, thể hiện được tâm trạng nhân vật. Những tiết mục đi tham dự liên hoan, hội diễn của câu lạc bộ đều do ông sáng tác và trực tiếp đạo diễn. “Người dân Nhị Khê rất yêu nghệ thuật chèo. Mỗi khi có chương trình biểu diễn, dân làng không chỉ đến xem, cổ vũ động viên mà còn ủng hộ tiền cho câu lạc bộ, khi thì 3 triệu, lúc lại 4-5 triệu, tuy không nhiều nhưng là nguồn động viên quý giá” - ông Nguyễn Văn Tân cho biết. 

Là người đồng hành cùng sự phát triển của câu lạc bộ, biên kịch, soạn giả Xuân Cung cũng chia sẻ: “Đội ngũ diễn viên, nhạc công của Câu lạc bộ chèo Nhị Khê thật đáng trân trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều đội văn nghệ ở các làng, xã khác rơi vào cảnh rệu rã, nằm im thì ở Nhị Khê suốt 16 năm qua những người nông dân ấy vẫn bền bỉ say sưa hoạt động. Ngay cả những khi đang trong mùa vụ cày cấy gieo trồng, giũ sạch bùn đất ruộng đồng mọi người lại say sưa học hát, học diễn để có tiết mục chất lượng phục vụ nhân dân”.

Câu lạc bộ chèo Nhị Khê giờ đây được bổ sung thêm nhiều thành viên như anh Nguyễn Văn Sáu và những diễn viên trẻ trong đó có Vi Thị Thúy - Chi hội trưởng phụ nữ thôn, góp phần làm cho câu lạc bộ thêm xuân sắc. Có thể thấy, quê hương Nhị Khê đang đổi mới từng ngày cùng tiếng hát chèo được gìn giữ ngân vang bay bổng...
(0) Bình luận
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Người Nhị Khê giữ gìn nghệ thuật chèo truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO