Người Hà  Nội- nhớ Hà  Nội

Mai Thục| 02/10/2009 09:24

(NHN) Một chiửu hè đầy nắng và  gió lên, chở nước sông Аò xuôi Cử­a Аại. Kiến trúc sư Nguyễn Аức Cường tiếp tôi trong nhà  vườn của anh cạnh dòng sông, bến nước, con đò nhử lử­ng lơ đứng đợi. Аó là  một ngôi biệt thự kiểu Pháp, ẩn trong vườn, trầu cau, tre trúc, cây hồng, chanh, cam, na, bưởi, luống rau, già n mướp, hoa thiên lý, mồng tơi, giếng, vại nước, hà ng rà o dâm bụt...gợi nhớ là ng quê đồng bằng Bắc bộ.

Cây cau già n trầu quấn quýt lá xanh bên tảng đá, hiện vử cổ tích Trầu Cau như mời gọi ai đó dừng chân. Аất trời tĩnh lặng. Bên kia bử sông, cánh đồng lúa xanh, thỉnh thoảng đôi cò trắng lượn vòng. Thôn là ng xa xa. Lũy tre rủ bóng chiửu...

Nhà  vườn ven sông là  hiện thân của một không gian ca dao. Không gian trong thơ Nguyễn Bính. Người kiến trúc sư đương đại, với hồn nhạc, họa, thơ dân tộc, đã sáng tạo ngôi nhà , mảnh vườn đẹp như thơ, nâng bổng hồn phố cổ Hội An: Lá thấp cà nh cao gió đuổi nhau/ Góc vườn rụng vội chiếc mo cau/ Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác/ Аà n kiến trường chinh tự thuở nà o. Không gian đồng quê tinh túy trong thơ, nhạc, ca dao...đã mất. Ký ức thơm tho ấy còn vương lại trong nghệ thuật. Những chà ng trai, cô gái Hà  Nội thời Thơ mới, văn chương Tự lực văn đoà n, nhạc tiửn chiến... đủ lãng mạn để cảm nhận và  tái tạo cái đẹp, một đi không trở lại.

Người Hà  Nội- nhớ Hà  Nội

Phố cổ Hà  Nội

Nguyễn Аức Cường là  chà ng trai Hà  Nội thời ấy, từng yêu nhạc Аoà n Chuẩn, Nguyễn Thế Phong đến mê hồn. Tuổi học trò, Cường mải mê ca hát, học đà n do Tạ Tấn, Mạnh Quử³nh dạy... Chiửu chiửu, đón đợi ánh mắt hiửn thiếu nữ trong ngôi nhà  phố Ấu Triệu thoảng tiếng dương cầm. Tiếng nà ng trong trẻo tan theo gió, mơ mà ng gử­i tới chà ng những cung đà n yêu.

Chiửu chậm rơi. à”ng Cường kể chuyện đời mình, như òa vỡ những u uẩn từng bị ghìm nén năm mươi năm ròng.

Tôi mới từ Sà i Gòn vử Hội An, xây Nhà  vườn ven sông trên mảnh đất hương hửa nhà  vợ. Trở vử đây, tôi muốn ngưng nghỉ sau một kiếp phong trần. Phố cổ Hội An, ngõ nhử, ngôi chùa cổ, mái ngói rêu phong, hoa phượng vĩ, hoa cúc dại, hoa hoà ng hậu tím cuối đường, tiếng rao đêm, những dòng sông hoà i nhớ, những tiếng hát đồng dao, tiếng ngâm Kiửu, tiếng đọc thơ Аường, chén rượu thơm ngiêng ngả... là m tôi nhớ nôn nao phố Ấu Triệu của tôi ngà y thơ dại. Tuổi thơ tôi dưới bóng cây Hà  Nội, trèo sấu, đổ ve, những buổi đi học, mưa chiửu giăng giăng... Nà ng đạp xe đi học, mưa thấm ướt. Tôi đưa nà ng vử nhà  qua vườn hoa Canh Nông. Mưa Hà  Nội xiên ngang cà nh lá. Hai người đi trong mưa. Nụ hôn đầu giấu trong sắc tím bằng lăng...

Tôi đi hát. Cha tôi bảo: Phải là m khoa học. Аời người trọng bách nghệ là  hơn. Tôi học kiến trúc sư. Thi cực khó. Lớp tôi có hơn trăm người, toà n con nhà  già u, có tà i. Học xong, tôi là  con nhà  tư sản nên bị điửu lên Tây Bắc. Những tháng ngà y gian nan Tây Bắc, tôi đi đà o củ mà i, lên nương trồng ngô, tra hạt lúa, tối ngủ nhà  sà n cùng trâu, bò, lợn, gà  ở tầng dưới, miệng ăn măng trúc, măng mai...mà  vẫn chưa xóa được cái tiếng tư sản... Tôi chẳng biết tư sản là  thế nà o. Chỉ biết mình ham học hửi, say mê cái đẹp, muốn mọi người đửu trở nên con người giửi giang và  tốt đẹp. Họ không cho tôi và o biên chế, vì là  tư sản... Аêm trong rừng. Cơn sốt mê man. Máu trà o lồng ngực. Tôi hoảng hốt. Sống hay là  không sống? Tôi đang đi đâu? Vử đâu? Sống là m gì với những trò vô nghĩa... Аêm kinh hoà ng. Tiếng cú kêu.

Tôi lơ mơ thiếp đi. Mơ thấy cha. Tiếng ông vang lên: Аứng lên con. Аứng thẳng lên mà  sống. Không cần chức danh. Không cần chức vụ. Cứ có nghử là  sống. Lời cha thúc giục như mũi tên chỉ đường. Tôi gượng đứng lên. Lao động chân tay. Cầm cà y, cuốc, xẻng, búa, liửm... Chịu đựng. Chấp nhận. Аêm vử tôi viết. Vẽ. Hát vang rừng đêm...Quên ngà y, quên tháng. Quên cả thân mình. Song trong tầm cao tư tưởng, tôi ước mơ một ngà y không xa, tôi sẽ trở lại là  chính mình. Sống như những gì mình muốn. Là m những việc trong khả năng mình có. Giống con chim bằng, tôi băng qua rừng rậm, lại vử Hà  Nội...

Nhưng Hà  Nội của tôi đâu còn những giọt mưa thu thánh thót đợi chử. Thiếu nữ tóc thử buông xõa ngang vai đã lên xe hoa. Mối tình đầu ai nỡ đánh rơi? Một mình tôi đi trong mưa chiửu Hà  Nội. Phố cổ liêu xiêu. Buồn xao xác. Những ngôi biệt thự kiểu Pháp xưa êm thắm tiếng cười, nay chia năm xẻ bảy. Tầng dưới, tầng trên, gầm cầu thang, các gia đình khác đến ở. Chật chội. ử’n à o. La hét. Khóc cười. Cha tôi bử vử cùng tiên tổ. Tôi là  con út được di chúc trông nom gia sản. Ong vỡ tổ. Cô dì, anh chị em, chú bác, họ xa, họ gần... kéo nhau đến đòi chia nhà . Kẻ đòi tiửn. Người xô đến ở. Tiếng tranh chấp cãi cọ, giằng giật ngà y đêm không dứt. Họ xé hồn tôi tan tác. Tôi sầu đau. Аà nh bó tay. Mất trắng.

Người Hà  Nội- nhớ Hà  Nội

Аửn Ngọc Sơn

Tay không. Tôi đưa mẹ già , vợ và  hai con nhử dại và o Sà i Gòn kiếm kế sinh nhai. Аất lạ. Sà i Gòn sau 1975. Giải phóng miửn Nam. Dân Bắc Kử³ và o đông. Lúc đầu sống rất khó. Người Bắc, kẻNam kử³ thị lẫn nhau. Vốn là  dân Hà  Nội hà o hoa, bất cần danh tước hão, tôi xoay trần ra sống và  là m việc hết mình cùng những anh hai hà o phóng. Nét tà i hoa Hà  Nội và  sự hà o hiệp phương Nam, gặp nhau dễ dà ng là m nên việc. Tôi giao tiếp nhiửu, cần kiến thức và  thông tin. Mỗi ngà y tôi mua mấy loại báo. Аọc. Nhớ. Kể lại trên bà n ăn, lúc uống trà , café, khi gặp bạn... Nếp sống đô thị thương mại hiện đại ngấm trong tôi. Bạn bè nhiửu. Công việc không thiếu. Tôi đam mê. Аược tin dùng. Vừa là m thầy vừa là m thợ. Kho báu kiến thức trong tôi được hiến dâng. Sà i Gòn quen là m ăn với phương Tây. Tôi đổi thay cùng Sà i Gòn năng động, sáng tạo. Những ngôi nhà  tôi thiết kế kết hợp hà i hòa nét đẹp truyửn thống và  hiện đại. Tiện nghi và  sang trọng. Tôi thà nh đạt. Tôi đã lấy lại được tất cả những gì tôi đã mất. Tôi đã đứng thẳng mà  đi trước cuộc đời không còn bị rừng che, cây chắn...

Tuổi xế chiửu. Nỗi nhớ Hà  Nội da diết trong tôi. Nhớ đường mưa Hà  Nội. Hoa tím bằng lăng giăng đầy lối mưa. Nhà  vườn ven sông là  bản nhạc chiửu tôi sáng tác để tặng lòng tôi. Аời người đi qua giông gió. Thời gian xóa. Không gian xóa. Cần trở vử bến sông tĩnh lặng, hoà i niệm và  thương nhớ. Kỷ niệm vử các bạn học Chu Văn An sống dậy. Chiửu lại chiửu, tôi tưới cây, chăm hoa mà  lòng rưng rưng. Ngôi nhà  nhử có già n hoa Ti-gôn thắm đử mà u trái tim vỡ, trong phố Ấu Triệu ngà y xưa ấy, giử còn bóng ai? Tiếng dương cầm biến tan. Mỗi lần vử Hà  Nội, tôi đứng trên tầng hai khách sạn nhìn vử phố cũ, lòng đau chín chiửu. Tôi còn ai? Chỉ còn nỗi nhớ.

Những chà ng trai Hà  Nội thời tôi không mơ chinh chiến. Chúng tôi mơ xây ngôi nhà  bình yên, hoa trái vây đầy. Mơ trồng cây xanh trên đường Hà  Nội che mưa những mái đầu tình tự. Mơ tiếng dương cầm trôi nhẹ theo sóng biếc Hồ Gươm. Mơ những đêm trăng hái sen đầy thuyửn cùng người ngọc trên Hồ Tây. Biến động cuộc đời đã là m tan giấc mơ hoa. Nhưng mơ ước trong hồn thì không gì dập tắt nổi. Tuổi hoà ng hôn tôi vẫn cứ mơ. Nhà  vườn ven sông là  mơ ước của đời tôi gử­i lại, nhắc con cháu hãy tự mình là m nên một sự nghiệp cá nhân huy hoà ng. Аừng bao giử đầu hà ng hoà n cảnh.

Tôi mê Nguyễn Bính vì ông cũng như tôi, phải rời đất Bắc lưu lạc và o Nam. Bử Hà  thà nh ra đi. Hồn tôi bị lưu đà y. Nỗi buồn dằng dặc chẳng lúc nà o nguôi: "Từ buổi vử đây, sầu lại sầu/ Người xa vời quá ai thương đâu". Tôi bám tựa và o hồn thi sĩ để được an ủi. Hình như hồn Nguyễn Bính đã vử ở lại với Nhà  vườn ven sông cùng tôi niệm và  nhớ thương Hà  Nội.

Chiửu Hội An. Gió lang thang. Sông nước dập doà nh. Bầy cò trắng lượn đi đâu trên cánh đồng xa? Chia tay ông Cường và  Ngôi nhà  ven sông, tôi nghĩ cũng may mà  ông Cường được sinh ra trong cảnh sống Hà  Nội xưa, thanh bạch mà  đẫm hồn thơ, nhạc, họa nên mới giữ được tâm hồn bay bổng ước mơ mà  đi, mà  sống giữa chợ đời, vẫn giữ được mình là  tư sản hay là  con người cá nhân, không đánh mất mình. Cũng may mà  ông còn gìn giữ được mối tình đầu mử ảo như thơ, nhạc ngay từ tuổi thanh xuân, nhử tâm hồn lãng mạn, mơ mà ng của một chà ng trai tư sản. Аể đến tuổi hoà ng hôn, ông vẫn còn một khoảng trời thương nhớ. Còn một Hà  Nội thánh thiện mà  hoà i niệm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Người Hà  Nội- nhớ Hà  Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO