Ngời sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Minh Anh| 17/12/2020 15:29

Trong trận mưa bão lịch sử vừa qua tại miền Trung, hình ảnh đẹp nhất chính là hình ảnh của những người lính luôn xông pha nơi tuyến đầu khó khăn, nguy hiểm để giúp nhân dân chạy lũ, tiếp tế lương thực, tìm kiếm người bị nạn… Hành động và sự hy sinh cao cả đó của các anh tiếp tục thắp lên những ngọn lửa hồng, làm ngời sáng phẩm chất, bản lĩnh của bộ đội Cụ Hồ trong thời bình.

Ngời sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ
Buổi diễu hành của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam

Từ thời chiến đến thời bình, nhân dân ta yêu quý các anh như người thân trong nhà. Dù cho tên gọi có lúc khác nhau: "anh bộ đội", "người chiến sĩ", "chú giải phóng quân"…  nhưng các anh đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà suốt đời chiến đấu, cống hiến, hi sinh theo lí tưởng cao đẹp: "Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". 

Trong những năm bom đạn, các anh chính là linh hồn của cuộc kháng chiến, là niềm tin yêu và hi vọng của toàn dân tộc. Và hôm nay, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra, trang của sự đổi mới, phát triển và hội nhập. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ vẫn vẹn nguyên với vai trò tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới cùng toàn Đảng, toàn dân. Các chiến sĩ trẻ hôm nay khoác trên mình màu xanh áo lính cũng đang hứng khởi bước vào các mặt trận với lòng nhiệt huyết say mê được hun đúc từ ngàn đời. Dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các anh vẫn luôn sát cánh cùng nhân dân. 

Đầu năm nay, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, cùng với cả nước, những người lính lại bước vào cuộc chiến mới – chống “giặc dịch”. Trong cuộc chiến ấy nổi lên rất nhiều câu chuyện, hình ảnh cảm động của những người lính, đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng. Hình ảnh các anh dầm mưa, dãi nắng nhường chỗ nghỉ, lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho người cách ly hay những chiến sĩ ngày đêm chốt chặn các đường mòn, lối mở ở biên giới để ngăn ngừa nguồn lây lan, khiến ai cũng rưng rưng xúc động. Dịch bệnh kéo dài, nhiều cán bộ, chiến sĩ dù ở gần nhà nhưng đến hàng tháng không được về thăm gia đình. Có người cha mất cũng chỉ lập ban thờ vái vọng từ xa, nén chặt nỗi đau trong tim để hoàn thành nhiệm vụ. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi dự và chỉ đạo buổi làm việc trực tuyến với 50 điểm cầu trong toàn quân về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đã nhấn mạnh: “Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là trụ cột của quốc gia, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy thì vai trò của Quân đội càng được phát huy mạnh mẽ. Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội Anh hùng; hiện đang đứng mũi, chịu sào nơi đầu sóng, ngọn gió trong trận tuyến phòng, chống dịch Covid-19”. 

Mỗi ngày bình yên trôi qua là biết bao sự hi sinh thầm lặng của các anh. Trong đợt mưa lũ lịch sử hoành hành miền Trung vừa qua, cứ nơi nào có các chiến sĩ bộ đội, người dân thấy yên tâm hơn. Các anh băng qua mưa gió, vượt lên lũ dữ, luôn có mặt ở những nơi xung yếu, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn... Và 13 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước. 

Sự hy sinh ấy một lần nữa khẳng định rằng, trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu cán bộ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tụy vì nước, vì dân. Tinh thần quả cảm, sự hy sinh dũng cảm của các anh là những tấm gương sáng cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân noi theo, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nếu trong chiến tranh, niềm tự hào đẹp đẽ nhất của người lính là trên trận tuyến đánh quân thù thì giờ đây cuộc đời đẹp nhất của các anh, những người chiến sĩ Trường Sa là vững chắc tay súng canh biển trời Tổ quốc. Đó là sứ mệnh thiêng liêng mà những người lính biển đã được Tổ quốc giao cho. Ta nghẹn ngào xúc động trước lời tâm sự chân thành và sôi nổi của người lính trẻ Trần Tuấn Anh: "Chiến tranh hay thời bình, nhiệm vụ nặng nề gian khổ bao giờ cũng đặt lên vai người lính. Tôi thấy mình đang sống những ngày đẹp đẽ nhất. Trường Sa đã tiếp cho tôi sức mạnh, đó là lòng dũng cảm và tinh thần thép. Sống ở Trường Sa tôi mới hiểu hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng và quí giá nhường nào. Nếu được chọn, tôi xin dâng hiến sức trẻ cho Trường Sa…". Biển khơi mênh mông nhưng các anh không cô độc, bởi dõi theo anh là muôn triệu trái tim đang thao thức hướng về Biển Đông. Và có biết bao người sẵn sàng cùng anh tiếp bước. 

Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, ý chí tự lực tự cường vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam xứng đáng là đội quân bách chiến, bách thắng của Đảng, Nhà nước và nhân dân như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Ngời sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO