Nghĩa cử cao đẹp của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình

Sơn Dương| 17/09/2022 13:00

 Vừa qua, hơn 11 nghìn thương binh nặng 1/4 (tỷ lệ thương tật 81% trở lên) trên cả nước được về Hà Nội giao lưu, gặp gỡ và tham dự cùng với cán bộ, thương binh của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình (Tập đoàn Hòa Bình) tại Khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake bên hồ Giảng Võ nhân dịp kỷ niệm 75 Ngày Thương binh - Liệt sĩ và 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh mùng 2 tháng 9. Đây là nghĩa cử cao đẹp, thiết thực và ý nghĩa đối với những đồng đội đã để lại một phần xương máu tại chiến trường để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Nghĩa cử cao đẹp  của Công ty TNHH  Thương binh nặng Hòa Bình
Doanh nhân, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình phát biểu tại buổi gặp mặt - Ảnh: Lê Anh Tuấn

Theo doanh nhân, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình, chiến tranh đã lùi xa 47 năm, trong khi có hàng nghìn anh em thương binh nặng trên cả nước vẫn chưa có cơ hội được đến Thủ đô Hà Nội, đến thăm lăng Bác Hồ và phần lớn đều đã có tuổi, sức khỏe ngày càng yếu. Thấu hiểu nguyện vọng cháy bỏng đó của anh chị em thương binh nặng, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình được sự giúp đỡ của Cục Người có công (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) và Công an Thành phố Hà Nội đã quyết định tổ chức các buổi giao lưu, gặp nhau chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng giữa các đồng chí thương binh.
Tham gia chuỗi hoạt động này, các đồng chí thương binh nặng được ăn, nghỉ tại khách sạn Dolce Hanoi Golden Lake, đến tham quan các di tích lịch sử tại Hà Nội như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lý Thái Tổ, gò Đống Đa... Ông Bùi Trung Kiên, đại diện đoàn thương binh nặng Hải Dương đã vô cùng xúc động khi được gặp lại những người đồng chí, đồng đội của mình; được ôn lại những tháng ngày chiến đấu gian khổ nhưng đầy oai hùng, để thấy như mình được sống lại những năm tháng hào hùng một lần nữa. “Chúng tôi rất cảm kích trước những nghĩa cử của Tập đoàn. Những tình cảm này chúng tôi sẽ không bao giờ quên. Công ty Hòa Bình và ông Nguyễn Hữu Đường tri ân thương binh nặng là tri ân từ tấm lòng, từ trách nhiệm với không chỉ người đang sống mà cả với đồng đội đã ngã xuống. Xin chúc cho Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình sớm hiện thực được những dự án mà minh tâm huyết theo đuổi”, ông Bùi Trung Kiên xúc động nói.
Nghĩa cử cao đẹp  của Công ty TNHH  Thương binh nặng Hòa Bình
Thương binh nặng Bùi Trung Kiên, đại diện cho đoàn thương binh nặng huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương xúc động phát biểu - Ảnh: Lê Anh Tuấn

Là một công ty thương binh, ngoài việc phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho xã hội, tạo nhiều việc làm ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân viên và anh em thương binh, cựu chiến binh trong Công ty TNHH thương binh nặng Hòa Bình cũng thường xuyên duy trì các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ đồng bào nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các hoạt động tri ân những người có công... với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể:
Năm 2007, Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình đã xây dựng tặng tỉnh Quảng Trị nhà đón tiếp thân nhân liệt sĩ tại thị xã Đông Hà với diện tích 1.000m2, đúc 2 quả chuông, xây 2 tháp chuông lớn tại Nghĩa trang Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9. Năm 2008, công ty đúc quả chuông ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Quảng Ngãi; năm 2014, công ty xây dựng nhà tiếp đón thân nhân liệt sĩ 3 tầng, tổng diện tích sử dụng 3.000 m2 tại Thành cổ Quảng Trị, trị giá 30 tỷ đồng. Năm 2017, công ty tổ chức tri ân các vị lão thành cách mạng 70 năm tuổi Đảng và cácMẹ Việt Nam anh hùng đi tham quan Huế - Hội An -Đà Nẵng, nghỉ dưỡng tại khách sạn 5 sao Đà Nẵng Golden Bay...
Đặc biệt, trong năm 2022, Tập đoàn Hòa Bình còn tổ chức xây dựng các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước nhằm phục  vụ các công nhân viên chức, người công tác trong lĩnh vực lực lượng vũ trang và người lao động có công ăn, việc làm, những người có thu nhập ổn định, trình độ dân trí cao hướng tới tri ân những người đồng đội, các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng, đem lại cuộc sống ấm no cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
 “Những năm tháng chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn còn đó biết bao kỷ niệm chan chứa tình cảm của những người đồng đội là thương bệnh binh trên toàn quốc khi về với Hà Nội, về với những người đồng đội. Họ đã nói lên những cảm xúc nghẹn ngào khi chứng kiến những thành quả đạt được của những thương binh nặng Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả đạt được, luôn hoàn thành nhiệm vụ khó khăn và chứng kiến sự vượt qua chính mình để phụng sự đất nước và nhân dân. Những người đồng chí, đồng đội chúng tôi luôn nêu cao bản chất con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn” và đây chính là đạo lý tốt đẹp muôn đời của dân tộc...”, cựu chiến binh, doanh nhân Nguyễn Hữu Đường chia sẻ. 
Bài liên quan
  • Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sự sẻ chia
    Hưởng ứng lời kêu gọi của các cấp các ngành cũng như "Thư ngỏ" của nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và các em học sinh trong trường THCS Xuân La đã tích cực quyên góp, ủng hộ người dân bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Hà Nội hỗ trợ mỗi sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi 5 triệu đồng
    Thành phố Hà Nội đã trích 505 triệu hỗ trợ 101 sinh viên (đang học tập tại Hà Nội) thuộc hộ nghèo, cận nghèo chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi
  • Nhiều lễ hội tạm dừng để khắc phục hậu quả sau bão lũ
    Theo kế hoạch, lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 20-23/9. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 cũng như việc khắc phục hậu quả của bão số 3, nên thời gian tổ chức lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 26-29/10/2024.
Đừng bỏ lỡ
Nghĩa cử cao đẹp của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO