Gương mặt điện ảnh

Nghệ sĩ Trung Dân tái xuất trong "Đất rừng phương Nam"

Phương Anh (t/h) 19/09/2023 08:05

Diễn viên gạo cội Trung Dân đóng phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam", sau 25 năm ghi dấu với vai Út Lục Lâm trong bản truyền hình.

Trong phim do Quang Dũng đạo diễn, Trung Dân đóng chủ tiệm cầm đồ Ba Sang. Ông có cảnh diễn chung Tuấn Trần - vai Út Lục Lâm, khi nhân vật này ăn trộm đồng hồ, đem bán và bị chủ tiệm ép giá.

dat-rung-1-jpeg-2048-1694508165.jpg
Tạo hình Trung Dân trong phim "Đất rừng phương Nam".

Diễn viên gạo cội chia sẻ: "Tôi tham gia tác phẩm vì muốn ủng hộ một phim điện ảnh chuyển thể từ văn học trong nước, giữa bối cảnh nhiều phim bây giờ chủ yếu mua kịch bản từ nước ngoài và Việt hóa".

Trở lại với dự án mới, Trung Dân ôn kỷ niệm 25 năm trước, khi tham gia "Đất phương Nam" - phiên bản truyền hình của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Ông trò chuyn với diễn viên Tuấn Trần, cho anh nhiều lời khuyên để nhập vai Út Lục Lâm tốt hơn. "Nhân vật này vốn có cuộc sống lang bạt kỳ hồ, vẻ ngoài phong trần. Khi quay chung, tôi nói Tuấn Trần rằng cậu ấy còn trắng trẻo quá, chưa ra chất bụi đời, cần dãi dầu sương gió thêm để đạt tiêu chí về tạo hình", ông cho biết.

trung-dan-2-jpeg-4117-1694508165.jpg
Trung Dân bên Tuấn Trần.

Theo Trung Dân, nhân vật đại diện cho một nhóm người dân đương thời - sống bất cần, không khuôn khép để phản đối sự đàn áp của phe cường hào ác bá. "Xem lại phim ngày trước, tôi thấy bản thân mắc nhiều lỗi, nếu có cơ hội đóng lại sẽ làm tốt hơn. Do đó, tôi thông cảm với các diễn viên trẻ khi chịu sự so sánh với thế hệ trước", Trung Dân nói.

Nghệ sĩ Trung Dân sinh năm 1967, gây chú ý khi vào nghề với vở kịch Dưới bóng cây bồ đề. Ông nổi tiếng với các vai ông Đối (vở Tin ở hoa hồng), ông già keo kiệt (Anh chàng xỏ lá), ông già sợ bệnh (Thuốc đắng giã tật), ông cậu (Cậu Đồng). Diễn viên còn là gương mặt quen thuộc của màn ảnh nhỏ miền Nam. Ông từng đoạt giải Nghệ sĩ hài được yêu thích nhất của HTV năm 2008, huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ Trung Dân tái xuất trong "Đất rừng phương Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO