Hoạt động hội

Nghệ sĩ trẻ trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu hôm nay

Tô Ngọc Oanh 19:31 18/12/2023

Sáng ngày 18/12, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Nghệ sĩ trẻ trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu hôm nay”. Bên cạnh việc khẳng định vai trò của nghệ sĩ trẻ trong biểu diễn trên sân khấu, đánh giá về thực trạng đội ngũ nhân lực trẻ trong ngành, các ý kiến tham luận tại tọa đàm cũng đã đề cập tới nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của nghệ sĩ trẻ trong biểu diễn sân khấu.

Nói đến nghệ thuật sân khấu không thể không nhắc đến các nghệ sĩ. Nghệ sĩ là thành tố đầu tiên quan trọng bậc nhất của nghệ thuật sân khấu. Nghệ sĩ tài năng trẻ là hoa thơm, quả ngọt của nghệ thuật sân khấu và cây đại thụ sân khấu không thể thiếu hoa thơm, quả ngọt ấy.

anh-khai-mac.jpg
Toạ đàm với sự tham gia của đông đảo các văn nghệ sĩ. Ảnh: Đình Trung

Tuy nhiên, khi nhìn vào chất lượng đội ngũ nhân lực trẻ hiện nay, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội không khỏi bùi ngùi: “Sân khấu đang phải đối mặt với bài toán khủng hoảng diễn viên trẻ, nhất là diễn viên tài năng đủ sức để gìn giữ “ngón nghề cha ông”. Có rất nhiều trường hợp như: diễn viên kịch hát dân tộc đã không còn biết cách để đọc bản cổ nhạc Hò - Xự - Xang… mà chỉ biết đọc theo hệ thống nhạc Đồ Rê Mi; đa số diễn viên trẻ không thuộc hết hệ thống các làn điệu chèo cổ...

Theo NSND Trần Quốc Chiêm, lớp trẻ bây giờ không thể hát được như các thế hệ trước vì nhiều lý do như: vừa ngại khó, vừa có phần không thực sự coi trọng lối hát cổ, kinh điển và mẫu mực, cách hát phải dùng đến cụm từ “tận thổ can tràng”. Cũng bởi thế nên tự thân họ đã làm mất mát đi cái tinh túy của nghề.

bac-chirm.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.

PGS. TS Trần Trí Trắc nhận định, bước vào cơ chế thị trường, nghệ sĩ trẻ tài năng của nghệ thuật sân khấu ngày một ít và yếu đi. Ông minh chứng: Gần đây nhất, tại Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên chèo toàn quốc năm 2023 có 73 diễn viên thuộc 14 đơn vị với 63 trích đoạn tham gia mà kết quả chỉ có 17 nghệ sĩ đạt giải Nhất, trong đó Kịch có 7 giải, Múa rối có 2 giải, Cải lương có 7 giải… Số trẻ tài năng đó, so với toàn bộ lực lượng nghệ sĩ của cả nước còn quá ít.

Nhiều ý kiến tham luận tại tọa đàm cũng đã đề cập tới các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về lực lượng nghệ sĩ trẻ cho sân khấu hiện nay. Theo đó, Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với nghệ sĩ trẻ biểu diễn trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống để thu hút tài năng và giúp họ có thể sống được bằng nghề; cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Các nhà hát cũng cần chủ động thay đổi cách thức quản lý, huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, xây dựng những kịch bản, nhân vật phù hợp với nghệ sĩ trẻ được thể hiện “cái riêng”, “cái mới”… để vừa tăng cường nguồn thu cũng như sự gắn bó của diễn viên trẻ với đơn vị.

phat-bieu.jpg
Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các văn nghệ sĩ. Ảnh: Đình Trung

Theo nhà báo, TS. Cao Ngọc sân khấu muốn tồn tại và phát triển, vai trò của các nghệ sĩ trẻ là rất quan trọng. Nghệ nhân xưa truyền tụng câu nhắc nhở “thầy già, con hát trẻ”, tức là, sân khấu biểu diễn phải là nơi dành cho người trẻ mới cuốn hút và hấp dẫn người xem.

“Nghệ sĩ trẻ mang trong mình một sứ mệnh lịch sử đó là, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền sân khấu nước nhà. Đối với các nghệ sĩ trẻ thì cơ hội được làm là vô cùng quan trọng. Các em dù có năng khiếu đến đâu mà không được tạo điều kiện thì tài năng ấy dần dần cũng bị thui chột. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào cách nhìn cũng như quan điểm của những nhà cầm quyền. Cần phải có lòng tin và tạo nhiều cơ hội hơn cho hơn cho nghệ sĩ trẻ. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” để có được lòng tin của các nhà cầm quyền thì nghệ sĩ trẻ cũng phải biết trau dồi nghề nghiệp, luôn có tinh thần học hỏi, trạng bị đầy đủ hành trong cho mình, chờ cơ hội để tỏa sáng”, tác giả Phạm Ngọc Dương khẳng định./.

Bài liên quan
  • Sân khấu Thủ đô hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước
    Sáng 8/12, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sân khấu Thủ đô hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước” nhằm mục đích vận động đội ngũ tác giả đẩy mạnh sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài chiến tranh cách mạng và khắc phục tình trạng thiếu vắng những tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân Thủ đô trong thời kỳ mới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ trẻ trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu hôm nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO