Sân khấu

Nghệ sĩ Hoài Linh tái xuất sân khấu kịch

Quỳnh Phạm 19:24 16/05/2023

NSƯT Hoài Linh tái xuất khán giả qua vở diễn “Hiu hiu gió bấc” tại sân khấu - phim trường số 5B Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) ngày 28/5.

“Hiu hiu gió bấc” là vở kịch được dàn dựng dựa theo tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, do nghệ sĩ Minh Nhật đạo diễn. Vở kịch lần đầu ra mắt khán giả tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang trong Liên hoan kịch nói toàn quốc 2018.

hoai-linh.jpg
NSƯT Hoài Linh trong vở "Hiu hiu gió bấc" 5 năm trước.

Theo chia sẻ của đạo diễn Minh Nhật, trước sự đón nhận, yêu mến và mong mỏi của khán giả, anh và ê-kíp quyết định dựng lại vở “Hiu hiu gió bấc” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ được công chúng mến mộ. Trong đó đáng chú ý có NSƯT Hoài Linh, NSƯT Đàm Loan, nghệ sĩ Hồng Trang…

Nam đạo diễn trẻ thông tin thêm, với sân khấu rộng lớn, lần trở lại này của “Hiu hiu gió bấc” hứa hẹn sẽ đưa khán giả đến một vùng quê sông nước miền Tây Nam bộ với rặng dừa nước, cầu khỉ, khoảng sân yên bình bên bến sông và tiếng mái chèo khua nước…

“Hiu hiu gió bấc” từng gây sốt với giới mộ điệu sân khấu phía Nam, nhất là diễn xuất của NSƯT Hoài Linh. Trong vở diễn này, Hoài Linh là nhân vật chính, anh vào vai ông Tư. Nội dung vở kịch xoay quanh câu chuyện ông Tư có cháu ngoại Hết - một người chỉ biết mê cờ tướng, anh Hết mê cờ đế nỗi bạc tình với Hoài (con gái bà giáo Cẩn), đây là gia đình mà ông Tư đã từng mang nặng nghĩa tình. Khi biết chuyển ông Tư đã nổi giận, nhiều lần mắng chửi, thậm chí là vác củi đánh cho Hết tỉnh ra. Nhưng rồi Hoài cũng dứt áo đi lấy chồng, còn Hết vẫn hằng ngày gục mặt vào 32 quân cờ tướng.

hoai-linh-3.jpg
Nhân vật ông Tư của NSƯT Hoài Linh trong vở kịch "Hiu hiu gió bấc", công diễn vào ngày 28/5.

Đến một ngày, ông Tư tình cờ nghe câu chuyện giữa bà giáo Cẩn và Hết thì mới phát hiện cháu mình lâu nay đã âm thầm chịu đựng nỗi đau riêng, phải câm nín mà chịu tiếng bạc tình vì lời hứa với bà giáo Cẩn… Chuyện kịch không nhiều kịch tính, nhưng hấp dẫn bởi cách kể mềm mại, sự khéo léo khi khai thác sâu tâm lý nhân vật và những sắp xếp hợp lý trong sử dụng chất liệu âm nhạc để truyền cảm xúc đến người xem.

Vở diễn “Hiu hiu gió bấc” dù bước ra tác phẩm văn học nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nhưng được đạo diễn Minh Nhật tiếp biến, xoay quanh những vấn đề xã hội, đồng thời mang đến thông điệp nhân văn mang hơi thở của cuộc sống.

Ở “Hiu hiu gió bấc”, khán giả đã hoàn toàn bị chinh phục bởi diễn xuất của NSƯT Hoài Linh. Trong vai ông Tư, nam nghệ sĩ đã hóa thân thành một ông già Nam Bộ chân chất, khẳng khái và trọng nghĩa tình. Với bản lĩnh sân khấu, Hoài Linh đã khiến khán giả đến xem vở diễn phải rớt nước mắt và cười mỏi miệng.

hoai-linh-1.jpg
NSƯT Hoài Linh từng lấy nước mắt và tạo nhiều tiếng cười cho khán giả trong "Hiu hiu gió bấc".

NSƯT Hoài Linh khiến người xem thấy lòng mình se thắt. Không một câu thoại, chỉ dáng đi loạng choạng, đôi tay run run ôm chặt đứa cháu vào lòng… Chỉ cần như thế cũng đủ để khiến người xem rưng rưng nước mắt. Không khó nhận ra rằng Hoài Linh đã truyền được ngọn lửa cho những đồng nghiệp trẻ, để họ có đủ tự tin hoá thân và bay bổng với các nhân vật của mình.

“Hiu hiu gió bấc” lần này đánh dấu sự trở lại với đời sống nghệ thuật sân khấu của NSƯT Hoài Linh. Anh đã có một thời gian dài sống khép mình bởi những ồn ào liên quan đến việc từ thiện. Sau hơn 1 năm ở ẩn, khán giả lần đầu được gặp lại giám khảo “Ơn giời cậu đây rồi” hồi đầu năm 2022, khi Hoài Linh tham gia vở “Lạc giữa biển người” của đạo diễn Minh Nhật.

Đến cuối năm 2022, người hâm mộ cũng mới thấy NSƯT Hoài Linh đứng trên sân khấu khi góp mặt ở chương trình “Xuân Phát Tài 2023” tại Hà Nội.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ Hoài Linh tái xuất sân khấu kịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO