Nghệ An: Một hộ dân tự ý đào bới con đường dân sinh

Hồng Văn – Tăng Giang| 11/09/2018 16:41

Một hộ dân sinh sống trên địa bàn thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã tự ý đào bới con đường dân sinh của khối, gây sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của các hộ lân cận. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận.

Cụ thể, trong đơn kiến nghị gửi thanh tra UBND huyện Tương Dương và báo Người Hà Nội của ông Nguyễn Trọng Huấn trú tại khối Hòa Đông, thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương cùng các hộ dân bản Phòng, xã Thạch Giám nói rõ: gia đình ông có thửa đất số 401 tờ bản đồ số 7(thửa gốc là 340, tờ bản đồ số 7/BĐĐC – 2000) ở khối Hòa Đông, thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương và được cấp giấy CNQSD ngày 25/01/2011. Trong tờ bản đồ hiện trạng cho thấy liền kề tiếp giáp phía đông là con đường khối rộng 2,27m; dài hơn 27m (hành lang giao thông 6.30m), liền kề con đường khối phía đông là gia đình bà Trần Thị Ngọc; phía nam là các hộ dân bản Phòng xã Thạch Giám; phía Bắc tiếp giáp QL7A. Tuy nhiên tháng 7/2015 và ngày 19/09/2017 bà Trần Thị Ngọc đã cho máy múc đào đất khoét sâu vào gần hết con đường khối, làm hư hỏng đường, nguy cơ sạt lở bờ kè, công trình bể nước của gia đình ông và có thể đổ ập lên gia đình ông bất cứ lúc nào.

Nghệ An: Bị đào mất đường đi, dân nhiều lần kiến nghị, chính quyền chậm xử lý

Hiện trạng con đường khối rộng 2,27m bị gia đình bà Ngọc đào bới giờ chỉ còn một dải đất mong manh (ảnh do gia đình ông Huấn cung cấp)

Trước sự việc đó, ngày 20/09/2017 gia đình ông Huấn đã kiến nghị lên UBND thị trấn Hòa Bình, huyện ủy Tương Dương, UBND huyện, phòng tài nguyên và môi trường huyện Tương Dương để phản ánh sự việc. Ngày 02/10/2017 UBND thị trấn Hòa Bình đã có buổi làm việc để giải quyết kiến nghị của ông Nguyễn Trọng Huấn. Tại buổi làm việc bà Trần Thị Ngọc cũng đã thừa nhận việc tự ý đào múc đất vào con đường. Thế nhưng sự việc vẫn dậm chân tại chỗ, không được giải quyết triệt để sau đó. Ngày 15/05/2018 ông Nguyễn Trọng Huấn đã tiếp tục kiến nghị lên UBND tỉnh Nghệ An và Đoàn Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Nghệ An. Thế nhưng sự việc đến nay vẫn chưa được xử lý và giải quyết dứt điểm.

Trao đổi trực tiếp với Chủ tịch UBND Thị trấn Hòa Bình, ông Vi Hồng Dương cho biết: vào lúc 16h ngày 19/09/2017 tại hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc, chính quyền đã lập biên bản đình chỉ việc đào, móc đất vào con đường của khối. Ngày 02/10/2017 UBND thị trấn Hòa Bình đã có buổi làm việc với các hộ dân liên quan đến con đường khối bị gia đình bà Trần Thị Ngọc đào, móc. Tại buổi làm việc có đầy đủ đại diện các ban ngành của các cấp chính quyền sở tại và yêu cầu hộ gia đình bà Ngọc xây kè chống sạt lở tại đoạn đường đã đào, múc và trả lại hiện trạng đoạn đường đó trước ngày 30/10/2017.

Nghệ An: Bị đào mất đường đi, dân nhiều lần kiến nghị, chính quyền chậm xử lý

Bản đồ hiện trạng thể hiện con đường khối Hòa Đông

Dư luận đang rất băn khoăn và đặt ra câu hỏi: Tại sao gia đình bà Ngọc đào móc đất từ lâu, nhưng chính quyền vẫn “lặng thinh” trước sự việc đó. Quá trình cải tạo đất của gia đình bà đã được chính quyền chấp thuận chưa, việc tự ý phá hoại đường giao thông của gia đình bà Ngọc, gây sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của các hộ gia đình đã được chính quyền xử lý theo pháp luật hay chưa?

Bản thân gia đình ông Huấn thì nơm nớp lo sợ bờ đường còn sót lại có thể sạt lở và đổ sập lên nhà, gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của gia đình ông. Phải chăng chính quyền sở tại thờ ơ, bất lực hay cố tình dung túng trước sự việc sai trái và vi phạm pháp luật của hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc.

Điều khó hiểu là tại văn bản số 1023/UBND-KT ngày 24/10/2017 có nêu rõ: Văn bản số 80/UBND ngày 05/10/2017 của UBND thị trấn Hòa Bình đề nghị về việc khảo sát, cho hạ độ cao và đấu giá đất đoạn đường giao thông tại khối Hòa Đông (?). Sự việc thật khó hiểu bởi trước đó ngày 02/10/2017 UBND thị trấn Hòa Bình đang yêu cầu bà Ngọc trả lại hiện trạng con đường, vậy mà chỉ 3 ngày sau UBND thị trấn Hòa Bình đã kiến nghị xin đấu giá đất(?).

Báo Người Hà Nội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của Unesco
    Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 04/4/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của Unesco.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: Một hộ dân tự ý đào bới con đường dân sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO