Ngành logistics Việt Nam trong “tâm bão” 4.0

pv| 03/07/2019 23:33

Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam cần gấp rút đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ số trong lĩnh vực logistics nếu thực sự muốn trở thành “công xưởng mới của thế giới”.

Ngành logistics Việt Nam trong “tâm bão” 4.0
Các đại biểu tại hội thảo


Cuối tuần qua, các chuyên gia đến từ Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Bangladesh và Việt Nam đã thảo luận 29 chủ đề khác nhau tại Hội thảo Quốc tế Vận tải biển và Logistics châu Á (ICASL 2019), do Đại học RMIT Việt Nam đăng cai tổ chức. Nhìn chung, các chuyên gia nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ 4.0 và xây dựng hạ tầng trong lĩnh vực logistics, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang gánh chi phí vận chuyển, hậu cần thuộc hàng cao nhất châu Á.  


Theo phần thảo luận nhóm từ các diễn giả khách mời đầu ngành do RMIT tổ chức trong khuôn khổ ICASL 2019, ông Tobias Gruemmer, Giám đốc Vận hành khu vực của Maersk Việt Nam, chia sẻ rằng không thể phủ nhận sức hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả khi thương mại toàn cầu đang có xu hướng giảm. Với vị trí đắc địa, dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hơn 6%, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp khu vực lẫn quốc tế.


“Tuy nhiên, để giữ vững sức hút đó về lâu dài, ngay từ bây giờ Việt Nam cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng. Phải nhấn mạnh rằng hạ tầng hiện nay của Việt Nam tạm đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì chắc chắn thiếu hụt rất lớn,” ông Tobias cho biết.


Theo vị chuyên gia này, Việt Nam nên mở rộng sân bay và tập trung đầu tư 3 cụm cảng biển cho ba miền. Các diễn giả đều đồng tình rằng hạ tầng công nghệ số cũng cực kì quan trọng, từ việc áp dụng Internet vạn vật (IoT) đến big data hoặc mới nhất là công nghệ blockchain. Đây là xu hướng chung của ngành logistics thế giới, thêm vào đó các báo cáo gần đây cho thấy blockchain có thể giúp doanh nghiệp vận tải giảm đến 15% chi phí vận hành.


“Thời đại 4.0, thương mại điện tử phát triển rầm rộ nên ngành logistics Việt Nam bắt buộc phải nhanh hơn ngày xưa. Bây giờ, khách hàng đều muốn đặt dịch vụ online, nhận thông tin kiện hàng qua smartphone, cập nhật chính xác từng giây và giảm thiểu lượng giấy tờ cần nộp tại các cửa khẩu,” ông Mark Cheong, Giám đốc Marketing và Bán hàng tại DHL Global Forwarding, nhấn mạnh.


Một vấn đề khác về cơ sở hạ tầng mà Việt Nam đang gặp phải chính là việc các cụm cảng, kho bãi logistics còn hoạt động rời rạc và thiếu tính kết nối. Ông Henry Võ, Quản lý vận chuyển đường biển tại Công ty Expeditors (Mỹ), lấy ví dụ cụm cảng Cái Mép và Cát Lái – trong khi Cát Lái luôn tấp nập, thậm chí là vượt công suất, thì lượng hàng hóa tại Cái Mép lại chỉ đạt 70% công suất.


“Lí do chính là vì Cái Mép nằm xa các khu công nghiệp, mà lại chỉ một con đường duy nhất để tới đây. Theo tôi, ngoài việc phát triển hạ tầng tại chỗ thì chúng ta cần tăng tính kết nối của các cụm logistics với nhau, giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn,” ông Henry nhấn mạnh.


Theo ông Henry, chỉ trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp đang có ý định dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Việc dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng quá nhanh cũng là “con dao hai lưỡi” với ngành logistics, vì ngoài cơ hội phát triển ra thì các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự đủ trình độ, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kịp thời để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.


Số liệu từ các tổ chức quốc tế cũng cho thấy ngành logistics Việt Nam chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, dẫn đến chi phí vận chuyển, hậu cần còn ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam hiện chiếm khoảng 20,9% GDP, cao hơn Trung Quốc là 19%, Thái Lan 18%, Nhật Bản 11% và Cộng đồng châu Âu là 10%.


Chi phí logistics cao, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và việc áp dụng công nghệ số mới đang ở bước đầu, là những rào cản khiến Việt Nam còn khó cạnh tranh với các nước khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết 12 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và cộng đồng kinh tế lớn.


“Các Hiệp định thương mại này sẽ đặt ra những thách thức mới cho hạ tầng ngành logistics Việt Nam. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần đầu tư hạ tầng với tầm nhìn đến năm 2035, và cũng nên lưu ý đến các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của khu vực và quốc tế như EEDI hoặc SEEMP,” Giáo sư Jong Khil Han, nguyên chủ tịch Hiệp hội Logistics và Vận tải biển Hàn Quốc, cho biết.


Đồng tình với quan điểm trên, ông Gruemmer và Henry Vo đều nhấn mạnh các chương trình giảm thiểu khí thải CO2 tại Maersk và DHL, theo xu hướng chung của thế giới. Cụ thể, Hiệp hội Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đặt mục tiêu vào năm 2020, ít nhất 60.000 tàu vận tải biển cỡ lớn trên toàn cầu phải chuyển sang sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh ít hơn 0,5%.


Theo các chuyên gia, việc cải thiện cơ sở hạ tầng – đặc biệt là áp dụng công nghệ số – sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu này, giúp ngành logistics phát triển bền vững và bảo vệ môi trường theo xu hướng chung của thế giới. Đây cũng là yêu cầu của phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài khi hợp tác với doanh nghiệp logistics Việt Nam.


Hội thảo ICASL 2019 lần thứ 12 được đồng tổ chức bởi Hiệp hội Logistics và Vận tải biển Hàn Quốc, Chương trình Huấn luyện Chuyên gia Hàng hải và Logistics cảng của Đại học Quốc gia Incheon, dưới sự tài trợ của Bộ Đại dương và Đánh cá Hàn Quốc, Cảng Yeosu Gwangyang, và Đại học RMIT Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Giải thưởng Nhà giáo Hoàn Kiếm tâm huyết, sáng tạo 2025: Góp sức để Hà Nội tiến tới Thành phố học tập của UNESCO
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025); triển khai Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 9-2025; sáng ngày 13/5, Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) trang trọng tổ chức Chung khảo “Giải thưởng Nhà giáo Hoàn Kiếm tâm huyết, sáng tạo 2025”.
  • Ấm lòng các cụ cao tuổi phường Phú Thượng trong ngày hội khám sức khỏe
    Ngày 13/5/2025, tại Trạm Y tế phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hội Người cao tuổi quận phối hợp với UBND phường Phú Thượng tổ chức khám sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các cụ cao tuổi từ 80 tuổi trở lên. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2025, đồng thời hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 – 10/5/2025).
Đừng bỏ lỡ
Ngành logistics Việt Nam trong “tâm bão” 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO