Chuyển động Hà Nội

Nâng cao sức tiêu dùng để Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trung Kiên 18:04 12/07/2024

Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê Thành phố Hà Nội Vũ Văn Tấn, để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024, trong nhiều nội dung thực hiện trong 6 tháng cuối năm, Hà Nội cần tập trung khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt…

Theo ông Vũ Văn Tấn, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn khó khăn, nhưng với sự chủ động, chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, kinh tế - xã hội Thủ đô đã đạt được các kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu năm 2024. Nổi bật là GRDP tăng 6,0% với xu hướng tăng trưởng quý II cao hơn quý I; tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn Thành phố đạt 61,7% dự toán năm, tăng 12,5%. Bên cạnh đó, thực hiện đầu tư từ NSNN do địa phương quản lý tăng 25,3%; thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI. Sản xuất nông nghiệp đạt khá và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 10,7%.

hanoi23.jpg
Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của Thành phố Hà Nội chia theo khu vực (so với cùng kỳ năm trước).

Đáng chú ý, khách du lịch đến Hà Nội tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đạt 2.150 nghìn lượt người, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 256,3 nghìn lượt người, tăng 20,9%; Trung Quốc 248,5 nghìn lượt người, gấp 2,1 lần cùng kỳ; Mỹ 150,2 nghìn lượt người, tăng 29,9%; Anh 125,1 nghìn lượt người, tăng 53,6%; Nhật Bản 120,4 nghìn lượt người, tăng 34,1%; Pháp 108 nghìn lượt người, tăng 70,6%; Đức 81,5 nghìn lượt người, tăng 64,1%; Canada 44,2 nghìn lượt người, tăng 38,4%... Trong 6 tháng đầu năm 2024, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục của Thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm.

Tuy nhiên, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê Thành phố Hà Nội Vũ Văn Tấn đánh giá, bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm nay cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là tốc độ tăng trưởng chậm so với kế hoạch; sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt thấp; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng cao so với cùng kỳ; số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể còn lớn.

khach-quoc-te-van-mieu.jpg
Khách du lịch quốc tế tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (TP. Hà Nội).

Đồng chí Vũ Văn Tấn khẳng định, năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả nước và Thủ đô Hà Nội. Thời gian tới dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước và Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố tác động tiêu cực bên ngoài cũng như hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế cần phải khắc phục.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 là rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi đơn vị cần tiếp tục khẩn trương, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Đặc biệt, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thống kê Thành phố Hà Nội cho rằng các cấp ngành, các địa phương, đơn vị của Hà Nội đồng thời tập trung thực hiện 6 nội dung.

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Tập trung tối đa nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân, thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công năm 2024. Hoàn thành nhanh, gọn từng dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; xử lý hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công các dự án mới. Đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu, dự án nhà ở xã hội; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.

Thứ hai, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn có vai trò quan trọng nhằm gia tăng năng lực sản xuất trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo định hướng Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố.

Thứ ba, theo dõi sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường; tăng cường công tác quản lý, điểu hành, bình ổn thị trường giá cả, kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Chủ động dự báo, xây dựng, cập nhật kịch bản điều hành giá và phương án, lộ trình điều chỉnh một số dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục theo mức độ và thời điểm phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

sen2.jpg
Sản phẩm lụa tơ sen làng Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu đến những thị trường lớn như Nhật, Đức, Bỉ, Trung Quốc,... (Ảnh minh họa).

Thứ tư, tập trung khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt, thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng địa chỉ số trong hoạt động du lịch; tiếp tục số hóa hệ thống thông tin số về khu, điểm du lịch Hà Nội, các điểm đến làng nghề, di tích, di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố; xây dựng hệ thống phần mềm tiện ích, thông minh hỗ trợ khách du lịch tra cứu thông tin du lịch Hà Nội.

Thứ năm, thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng; mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Tiếp tục chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phù hợp với từng vùng và định hướng phát triển của Thành phố. Nâng cao thương hiệu, sản phẩm OCOP, ưu tiên các sản phẩm đặc sản vùng miền, làng nghề có sự tham gia đông đảo của cộng đồng.

Và cuối cùng, Thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh, phúc lợi xã hội; hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách thường xuyên và đột xuất. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ./.

Bài liên quan
  • Tây Hồ đã sẵn sàng cho lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ khai mạc tối nay, 12/7. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được gấp rút hoàn thành để chào đón du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
(0) Bình luận
  • Di dời 14 hộ dân sinh sống ở khu tập thể P16A phố Thuỵ Khuê (Tây Hồ)
    Chiều 7/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thuỵ Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thuỵ Khuê – công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
  • Quận Ba Đình xử lý kịp thời khắc phục các sự cố do bão 3 gây ra
    Theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, tính đến 13h30 ngày 7/9, các sự cố do bão số 3 gây ra đã được quận Ba Đình xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
  • Hà Nội tạm dừng hoạt động xe buýt để tránh bão số 3
    Từ 13h30 ngày 7/9, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng, nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, tránh thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).
  • Người dân Hà Nội không nên ra khỏi nhà khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội.
  • Hà Nội triển khai ứng phó với bão số 3
    Để ứng phó với bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tinh hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão
  • Diễn biến của bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình diễn biến của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao sức tiêu dùng để Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO