Sự kiện & Bình luận

Mê Linh (Hà Nội): Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” dịp 27/7

Tố Như 06:17 19/07/2023

Tháng 7 về, nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, cùng với lớp lớp những người dân Việt Nam, Đảng bộ chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh cùng chung tay, tổ chức nhiều hoạt động tri ân các thương bệnh binh, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng.

e1.jpg
Hình ảnh Nghĩa trang Liệt sĩ xã Thanh Lâm, tại đồi Thanh Tước, huyện Mê Linh Thành Phố Hà Nội

Trong các cuộc kháng chiến giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, trải qua những năm tháng đấu tranh cách mạng, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Trong số đó có những người đã ra đi mãi mãi, có những người trở về quê hương lại mang trong mình những vết tích của chiến tranh nhưng họ đã vượt lên thương tật, đau thương mất mát, không ngừng nỗ lực phấn đấu trong lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, tiếp tục đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người con của quê hương Hai Bà Trưng đã lên đường cầm súng chiến đấu trên các chiến trường. Trong số đó, 2.584 người con ưu tú của quê hương đã ngã xuống; hàng vạn người đã để lại một phần xương máu trên chiến trường; hàng trăm bà mẹ đã hy sinh những người con của mình để Tổ quốc được nở hoa độc lập, kết quả tự do.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh có 17 nghĩa trang liệt sĩ với 2.368 liệt sĩ yên nghỉ (trong đó 155 mộ chưa xác định danh tính); toàn huyện có 4.204 người có công với cách mạng được tặng Huân, huy chương và các phần thưởng cao quý khác, trong đó 3 Mẹ Việt Nam Anh hùng hiện còn sống, 2 cán bộ lão thành cách mạng, 4 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 1.000 thương binh, 437 bệnh binh, gần 300 người nhiễm chất độc hóa học, 918 thân nhân liệt sỹ và hàng trăm trường hợp đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định của Nhà nước.…

e2.jpg
Các Đoàn viên thanh niên thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Thanh Lâm, đồi Thanh Tước, huyện Mê Linh Thành Phố Hà Nội

Phát huy đạo lý truyền thống “ Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh luôn quan tâm, chăm sóc tới thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách của Đảng và Nhà nước ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tổ chức chi trả trợ cấp hàng tháng đầy đủ, kịp thời tới người có công, ngoài ra còn thực hiện tốt chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người có công theo đúng quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã thực hiện trợ cấp thường xuyên hằng tháng cho trên 3.100 đối tượng người có công và trên 9.700 đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết; tặng quà cho 30.845 đối tượng người có công với cách mạng, gia đình hộ nghèo, người cao tuổi, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng với tổng kinh phí 16,85 tỷ đồng.

e3.jpg
Quân và dân chỉnh trang các phần mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Thanh Lâm, đồi Thanh Tước, huyện Mê Linh Thành Phố Hà Nội

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, UBND Huyện sẽ tổ chức tặng quà Chủ tịch nước, của thành phố Hà Nội, quà của Huyện, xã, thị trấn tới 4.204 lượt người có công với cách mạng và gia đình liệt sỹ... số tiền hơn 8 tỷ đồng. Cùng với đó, tri ân sự đóng góp to lớn của các liệt sĩ, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; các cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở, các tập thể cá nhân luôn quan tâm chăm lo người có công bằng những việc làm hết sức thiết thực: như tổ chức khám sức khoẻ, tạo việc làm; ưu tiên con em liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong học tập, lao động, sản xuất; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; duy trì Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn,…

Những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình đó tuy không bù đắp được hết những mất mát, đau thương của các Mẹ, các bác, các anh đã hy sinh máu xương vì Tổ quốc, nhưng đã thể hiện được sự tri ân, biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với những người có công với cách mạng. Những việc làm đã thu hút được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, trở thành phong trào sâu rộng, thể hiện nét đẹp truyền thống; đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết, nâng cao tinh thần dân tộc, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân văn sâu sắc. 76 năm đã trôi qua (27/7/1947 – 27/7/2023), thời gian càng lùi xa chúng ta thấm thía ý nghĩa của sự hy sinh to lớn ấy để ngày càng có nhiều hơn những hoạt động chia sẻ, tri ân những người có công với đất nước. Để mỗi khi tháng 7 về, chúng ta lại thắp lên ngọn nến tri ân lung linh và nghiêng mình thành kính trước các tượng đài Tổ quốc ghi công - tượng đài đẹp nhất, thiêng liêng và cao cả nhất về sự hy sinh và lòng dũng cảm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Từ 1/1/2025, xe kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm
    Xe kinh doanh vận tải chở trẻ mầm non và học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe, có biển báo dấu hiệu nhận biết đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mê Linh (Hà Nội): Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” dịp 27/7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO