Mái tóc người con gái Hà thành

Vũ Thế Long| 08/03/2021 09:32

Mái tóc người con gái Hà thành
Bức ảnh chụp “tứ đại mỹ nhân” nức danh Hà Nội một thời, cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.

Gia đình tôi nội ngoại đều là dân Hà Nội gốc. Hồi trẻ con, tôi còn được chăm bẵm bởi cụ nội và cụ ngoại. Tôi cũng được sống cùng bà nội, bà ngoại, mẹ tôi và ba chị em gái trong nhà. Sau này, lấy vợ, tôi lại được tiếp xúc với các lớp người với tuổi tác, địa vị khác nhau và cũng có quan sát một vài kiểu tóc cùng những biến đổi của họ. Vậy là tôi cũng có được chút nhận thức về các kiểu tóc của phụ nữ Hà thành từ những năm sau cách mạng tháng Tám 1945 cho tới các thế hệ kế tiếp.

Trong ca dao cổ có câu “Một yêu tóc để đuôi gà”. Tôi cũng không hiểu cái đuôi gà ấy nó ra sao nhưng sau này, khi hỏi cụ bố vợ tôi là họa sĩ Phạm Văn Đôn - người nghiên cứu sâu về dòng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống và sáng tác các tranh Tố nữ tôi mới hiểu thì ra cái đuôi gà nó là thế. Người con gái cuốn vành khăn trên đầu nhưng để thả một bên phía sau một lọn tóc quăn quăn nom tựa cái đuôi con gà trống. Quả thực cái lối để tóc thả đuôi gà này tôi chưa từng thấy các cụ tôi, bà tôi để như thế bao giờ. Có lẽ nó chỉ là lối để tóc của các cô gái trẻ trong ngày hội thủa xưa hay trong các sân chèo cửa đình.

Cụ tôi, bà nội, bà ngọai tôi đều vấn tóc. Các cụ vấn thành vòng tròn quanh trán. Các cụ vấn tóc trần đôi khi cũng độn khăn vải bên ngoài. Đến đời mẹ tôi thì bà vẫn vấn tóc nhưng khăn cuốn quanh tóc lại là nhung the đen. Cuốn nhung the đen chỉ là khi mẹ đi ra phố mặc áo dài, còn ở nhà thì bà chỉ vấn tóc trần. Tôi không thể hình dung ra được bên trong mớ tóc bà làm cách nào mà cho vào một cái độn bằng vải nhồi bông may kín lại trông như một con lươn để độn bên trong mớ tóc. Không biết các chị các em gái tôi có còn nhớ không vì đến thời chị tôi thì chẳng ai vấn tóc nữa. 

Có thể nói cách vấn tóc thành một vòng tròn trên đầu là kiểu để tóc phổ biến của người phụ nữ Hà Nội xưa. Từ đời cụ, đời kị tôi cho đến đời bà tôi vẫn giữ thói quen này, nhưng nếp ấy từ từ kết thúc ở thế hệ mẹ tôi và mất đi sau những năm 50 của thế kỉ trước.

Thế hệ mẹ tôi, những phụ nữ thuộc trào lưu “tân thời” của những năm 40 của Hà Nội xưa nhiều người đã “li dị” lối vấn tóc, nhuộm răng xưa của các cụ. Họ vẫn để tóc dài nhưng búi tó phía sau, phía trước chải đầu ngôi rẽ giữa hay chải bồng. Các thiếu nữ thì để tóc dài và thả dài sau lưng, phía sau có kẹp chiếc cặp ba lá.

Mẹ tôi xưa nhuộm răng đen, vấn khăn nhung đen, ăn trầu nhưng bà cũng theo chị em thời ấy đi tẩy răng đen vào những năm 50 còn vẫn tiếp tục giữ nếp vấn khăn và để tóc dài. Bà dì em mẹ tôi kém mẹ dăm tuổi thì đã có cách để tóc khác mẹ. Bà chải bồng phía trước và búi tó sau lưng, mặc áo dài tân thời để răng trắng, đeo kiềng vàng. Mẹ tôi bảo các cụ nói “để răng trắng nhởn, cắt tóc phi dê trông không khác gì me Tây, gái nhẩy”. Các cụ trong làng thấy con gái để răng trắng ngoài phố về thì khó chịu lắm. 

Cách để tóc tân kì, mặc áo dài tân thời đã được ghi lại trong nhiều các tấm ảnh chụp lại thời bấy giờ cũng như qua những bức tranh thiếu nữ Hà Nội của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng… 

Sang đến thế hệ chúng tôi, những người sinh ra vào giữa và sau những năm 40 thì kiểu tóc của người con gái Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Cái lề thói cổ xưa của người con gái đài các đã bị xã hội đô thị nửa phong kiến nửa thực dân làm thay đổi. Từ chỗ vấn khăn chuyển sang để dài kẹp tóc bằng cặp ba lá hoặc búi tó củ hành, chải bồng phía trước cho đến cắt ngắn phi dê xoăn tít. 

Mái tóc người con gái Hà thành
Nét đẹp của người con gái Hà thành xưa vẫn được lưu giữ trong nhiều bức ảnh.
Đến sau 1954, một trào lưu thay đổi kiểu tóc của phụ nữ Hà Nội đã diễn ra một cách mạnh mẽ nếu không muốn nói là một cuộc cách mạng đầu tóc và đầu óc của phụ nữ Hà Nội.

Những nữ cán bộ cách mạng từ chiến khu về tiếp quản đã đem theo lối ăn mặc mới, lối để tóc mới. Người phụ nữ kháng chiến trở về không mặc áo dài mà chỉ mặc áo ngắn hoặc đại cán. Hầu như không ai cuốn khăn để tóc dài mà cắt ngắn ngang vai cho gọn. Có người không muốn cắt bộ tóc dài quý đi thì tết thành đuôi sam rồi cuốn lại sau lưng. Có chị lại học theo phim Tàu, cắt tóc kiểu “Hỉ Nhi” để lại một hàng tóc ngắn trước trán, hai bên tết hai đuôi sam và đeo hai cái nơ. Có người thì tết bộ tóc thành một cái đuôi sam dài thườn thượt. Bà xã tôi thuở thiếu nhi cũng để tóc kiểu cô Hỉ Nhi nhí nhảnh trong phim nay lục lại ảnh vẫn còn.

Sau này, tiệm uốn tóc ngày càng nhiều, người ta vận động nữ thanh niên uốn tóc cao cho gọn gàng cho hợp với cuộc sống lao động của người công nhân. Để tóc dài dễ gây ra tai nạn lao động nên hầu hết công nhân đều phi dê cho gọn, cho an toàn. 

Trong tầng lớp thanh niên thì họ luôn thay đổi theo đủ các mốt khác nhau mà phim ảnh nước ngoài thời ấy tuy không tràn ngập như bây giờ nhưng cũng là cái mẫu hình mà nhiều thanh nữ bắt chước. Họ cắt tóc kiểu Usi (tên của nhân vật tên là Usi trong phim nước ngoài) hay theo các nhân vật sân khấu thời ấy.

Theo đà mở cửa kinh tế, thế hệ trẻ bây giờ tha hồ đua nhau chạy theo mốt tóc của các ca sĩ, diễn viên rồi cả mốt của Nhật, của Hàn... thậm chí lắm cô cắt ngắn như tóc nam giới nên không phân biệt được đâu là nam đâu là nữ… Bởi thế, đôi khi bắt gặp mái tóc dài trên phố, tôi hay nhớ về hình ảnh Hà Nội xưa, cái thời chỉ thoáng qua dáng đi mái tóc nụ cười là đã nhận ra đấy là cô gái đoan trang Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hiểu rõ giá trị của thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam
    NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”. Không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách còn góp phần bồi đắp tinh thần tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cha ông ta.
  • Vinschool: Bệ phóng vững chắc cho học sinh vào đại học top đầu trong nước và quốc tế
    Mùa tuyển sinh đại học 2025-2026 tiếp tục chứng kiến sự bứt phá của học sinh Vinschool khi nhiều em trúng tuyển vào các trường danh tiếng trong nước và quốc tế trong Kì Tuyển sinh Sớm vừa qua. Đặc biệt, 2 học Nguyễn Bentley Minh Nhật và Nguyễn Sỹ Hưng đã gây “bão” mạng xã khôi khi xuất sắc giành học bổng hơn 8 tỷ VNĐ mỗi em từ các trường Đại học danh giá nhất nước Mỹ thuộc nhóm Ivy League – Dartmouth College và Brown University.
  • Tối đa hóa lợi nhuận khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa
    Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mái tóc người con gái Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO