Sân khấu

Lưu diễn kịch kể chuyện âm nhạc “Công nữ Anio” ở Hà Nội - Đà Nẵng - TP.Hồ Chí Minh

Việt Thương 17/07/2024 14:22

Tại Hà Nội, vở kịch sẽ diễn ra lúc 19h ngày 20-7, tại Nhà hát Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng)

210620241448-1718956097-poster-cong-nu-anio.png

Vở opera “Công nữ Anio” được sản xuất nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023). Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu có thật giữa công nữ Ngọc Hoa - con gái nuôi của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên và chàng thương nhân Araki Sotaro đến từ Nagasaki (Nhật Bản) cách đây khoảng 400 năm, vào đầu thời kỳ Edo của Nhật Bản.

Năm 2023, vở opera “Công nữ Anio” đã được sản xuất nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu có thật giữa công nữ Ngọc Hoa - con gái nuôi của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và chàng thương nhân Araki Sotaro đến từ Nagasaki (Nhật Bản) cách đây khoảng 400 năm, được lưu truyền giữa hai quốc gia.

Sau khi công diễn tại Việt Nam và Nhật Bản, vở opera được công chúng đón nhận nhiệt tình và bày tỏ mong muốn tiếp tục thưởng thức.

210620241448-1718956095-cong-nu-anio.jpg
Soprano Đào Tố Loan (vai Công nữ Anio) và Tenor Kobori Yusuke (vai Araki Sotaro) trong buổi công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 22/09/2023. Ảnh: Ban Điều hành Dự án Opera “Công nữ Anio”

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng với Ban điều hành “Công nữ Anio” quyết định thực hiện kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt opera “Công nữ Anio” để lưu truyền tác phẩm như một biểu tượng cho tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản.

Araki Sotaro là một thương nhân người Nhật, trong thời kỳ mậu dịch Châu Ấn thuyền, anh và đoàn tàu buôn của mình đã đi từ Nagasaki đến Đàng Trong (nay là miền Trung Việt Nam) để giao thương. Trong số nhiều thương nhân đến Hội An vào thời kỳ này, Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin tưởng, yêu mến và đồng ý gả con gái nuôi của mình là nàng Công nữ Ngọc Hoa.

Sotaro đã rước Ngọc Hoa về Nagasaki làm vợ, tại đây nàng được người dân yêu mến gọi với cái tên thân thương “Anio san”. Sau khi kết hôn, nàng đã sinh sống và dành trọn quãng đời còn lại tại Nagasaki. Ngày nay, lễ rước kiệu đón Công nữ Anio vẫn được tái hiện trong phân cảnh “Châu Ấn thuyền” được tổ chức 7 năm một lần tại lễ hội “Nagasaki Kunchi” ở thành phố Nagasaki.

Mượn câu chuyện về mối lương duyên đẹp đẽ từ hơn 400 năm trước, vở opera “Công nữ Anio” đã thành công đưa câu chuyện lịch sử minh chứng cho mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp và lâu đời giữa Việt Nam – Nhật Bản đến gần với công chúng thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.

Ở phần âm nhạc, tác giả âm nhạc Trần Mạnh Hùng đã chuyển soạn vở opera thành tác phẩm hòa tấu dành cho violin, cello, clarinet, double bass và piano. Tham gia biểu diễn có các nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji trong vai trò tổng đạo diễn.

Chương trình sẽ diễn ra lúc 19h ngày 17-7, tại Phòng hòa nhạc - Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh (112 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh); lúc 19h ngày 20-7, tại Nhà hát Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và lúc 19h ngày 23-7 tại Đà Nẵng Mikazuki Japanese Resorts & Spa (Nguyễn Tất Thành, Liên Chiểu, Đà Nẵng)./.

Bài liên quan
  • Họa sĩ Dân Quốc - Người thiết tạo không gian chèo “Sắc sắc không không”
    “Sắc sắc không không” (có mà không, không mà có) là một trong những triết lý căn bản của giáo lý đạo Phật. Triết lý này tưởng chừng mơ hồ, nhưng ở góc nhìn, tầm nhìn và cách nhìn khoa học biện chứng thì hoàn toàn đúng với ý nghĩa vật chất của nó. Dường như họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu chèo Nguyễn Dân Quốc cũng đã lấy triết lý này làm phương châm cho sáng tạo của mình.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Lưu diễn kịch kể chuyện âm nhạc “Công nữ Anio” ở Hà Nội - Đà Nẵng - TP.Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO