Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với việc nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trong giai đoạn hiện nay

Vũ Thế Công/Nguyễn Ngọc Hà/CSND| 21/09/2021 11:32

Trong những năm qua, công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần bảo đảm tình hình trật tự, an toàn xã hội; cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước thì điều kiện trang bị phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cũng được nâng cao.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng cũng kéo theo những nguy cơ sự cố cháy, nổ, tai nạn có thể xảy ra tại các khu vực nhà cao tầng, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, khu vực vùng núi, sông, suối có nguy cơ lũ quét, sụt lở, trên các tuyến đường giao thông kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và những sự cố, tai nạn trong thi công công trình, tại các địa điểm vui chơi, giải trí tập trung đông người, khi tham gia những trò chơi mạo hiểm…

Theo thống kê năm 2018 của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Tình hình sự cố, tai nạn trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, báo hiệu những thách thức mới cần giải quyết. Với sự nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã thực hiện 3.815 vụ CNCH trong đó có 2.857 vụ CNCH trong đám cháy (chiếm 74,89%); 442 vụ CNCH dưới nước (chiếm 11,89%); 161 vụ CNCH phương tiện giao thông (chiếm 4,22%); 44 vụ CNCH sập đổ công trình (chiếm 1,15%); 48 vụ CNCH hang hầm, giếng sâu (chiếm 1,26%); 38 vụ CNCH trên cao (chiếm 1%); 225 vụ CNCH tai nạn, sự cố khác (chiếm 5,9%). Tổ chức hướng dẫn thoát nạn được hàng nghìn người; trực tiếp cứu được 549 người; tìm được 430 thi thể nạn nhân bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý. Số vụ CNCH dưới nước vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn, đa phần do người dân bất cẩn, các tai nạn sự cố khác có chiều hướng tăng. So với năm 2017, số vụ CNCH do lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trực tiếp tham gia tăng 1.017 vụ từ 2.798 vụ năm 2017 lên 3.815 năm 2018, tăng 36,3%.

Qua khảo sát đánh giá thực tế cho thấy sự gia tăng của những sự cố, tai nạn xảy ra chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Do những biến động của đời sống kinh tế, xã hội làm xuất hiện những nguy cơ, cháy, nổ, sự cố, tai nạn mới mà những phương pháp CNCH truyền thống và trang bị phương tiện hiện tại của các lực lượng Cảnh sát PCCC và CHCN cùng những lực lượng, đơn vị hữu quan khác không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Điển hình như vụ CHCN trên cao với các tòa nhà cao tầng và nhà chọc trời có số lượng ra tăng nhanh chóng, nhất là tại các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tòa nhà cao tầng có số lượng dân cư đông đúc, các yếu tố kỹ thuật, phương án bảo đảm PCCC và CNCH không được thực hiện đầy đủ. Các thiết bị PCCC và CNCH không được bảo dưỡng và trang bị mới khi trải qua quá trình sử dụng lâu dài, các thiết bị CNCH và PCCC trong các nhà cao tầng, khu chung cư còn nhiều hạn chế. Thiết bị có khả năng CNCH trên không chưa được đầu tư mua sắm, trang bị. Thậm chí, chính những cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất các vật liệu dễ cháy, nổ nhưng quá trình sản xuất và giám sát an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ còn chưa đảm bảo tuân thủ đúng quy định. Nhiều nhà xưởng trong các khu công nghiệp do bố trí không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn PCCC, CNCH nên khi xảy ra sự cố, tai nạn cháy, nổ… khả năng hỗ trợ giải quyết sự cố, tai nạn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu hỗ trợ giảm thiểu hậu quả, tác hại có thể xảy ra đối với khu vực, nhà xưởng phụ cận.

Do ý thức của nhân dân trong phòng ngừa các sự cố, tai nạn, PCCC chưa cao, rất ít người dân được trang bị các kỹ năng xử lý khi có đám cháy xảy ra, cách thức thoát hiểm, phương pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi gặp các chấn thương, bỏng, ngạt thở do đuối nước, hít phải khí độc, ngạt thở do khói bụi... Trong nhiều cộng đồng dân cư còn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn, có thể xảy ra các sự cố, tai nạn, cháy, nổ. Ví dụ như những khu phố cũ trong đô thị do mật độ dân số, mật độ xây dựng tăng nhanh, thiếu quản lý đồng bộ, xây dựng các cổng làng diện tích nhỏ, đường dân sinh ngày càng bị thu hẹp... nên khi xảy ra sự cố, tai nạn đã gây không ít khó khăn cho các phương tiện, huy động công cụ phương tiện CNCH, PCCC tiếp cận hiện trường. Mô hình kinh tế hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, sản xuất theo hộ gia đình tập trung trong đó có nhiều khu dân cư tập trung sản xuất vật liệu, sản phẩm dễ cháy hoặc sử dụng khí đốt, chất cháy, nổ, thiết bị hàn để sản xuất gây nên nhiều sự cố, tai nạn, nhiều đám cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, làm nảy sinh tâm lý bất an trong dư luận xã hội.

Hoạt động CNCH ở cơ sở hiện chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là với những địa bàn thuộc khu vực nông thôn, vùng khai thác khoáng sản, vùng núi, khu vực dễ sạt lở. Chưa vận động được nguồn nhân lực cũng như nguồn tài chính tại chỗ theo phương châm “4 tại chỗ”, phong trào toàn dân PCCC và CNCH tuy đã phát triển đều đặn nhưng còn mang tính hình thức, các đội dân phòng, PCCC cơ sở không duy trì hoạt động hoặc hiệu quả hoạt động không cao, trang bị và kỹ năng cần thiệt CNCH chưa được trang bị đầy đủ và tập huấn thường xuyên.

Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, các dự án, công trình xây dựng còn nhiều khó khăn, hạn chế trong vấn đề xử phạt, xử lý nên chưa giàu tính răn đe. Nhiều chủ cơ sở, đơn vị thiết kế, thi công công trình chưa có sự tư vấn của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH gây mất an toàn lao động, không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC và CNCH hoặc có thay đổi trong quá trình thi công, xuất hiện nhiều sai phạm sau khi đã tiến hành hoạt động kinh doanh, vận hành dẫn đến khó khăn trong quá trình khắc phục, sửa chữa nên luôn chứa nhiều nguy cơ gây ra sự cố, tai nạn, cháy, nổ.

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với việc nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trong giai đoạn hiện nay

Từ những thực trang trên, để nâng cao hiệu quả công tác CNCH trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, trong điều kiện trước mắt cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, nâng cao mức độ xử phạt đối với các cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân có những sai phạm quy định về bảo đảm an toàn PCCC và CNCH. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC và CNCH để phù hợp với thực tiễn, nhất là đối với các công trình cao tầng, gắn trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư dự án, đơn vị thi công, đơn vị sử dụng mang tính chất lâu dài về PCCC và CNCH để thường xuyên rà soát, bảo trì, bảo dưỡng và trang bị mới những thiết bị PCCC, CNCH cho các dự án, công trình bảo đảm khả năng sẵn sàng sử dụng, ứng phó khi có sự cố, tai nạn, cháy, nổ, xảy ra.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về PCCC và CNCH đến đại bộ phận nhân dân, các cộng đồng dân cư từ đô thị, đến nông thôn, tùy theo đặc điểm dân cư khác nhau mà có những nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp. Phối hợp các báo, đài tổ chức tuyên truyền về pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; tôn vinh những người làm công tác PCCC và CNCH, xây dựng phim tài liệu về công tác CNCH. Tham mưu với Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC”. Xây dựng những đoạn phim ngắn về các kỹ năng sử dụng những thiết bị chữa cháy cơ bản, kỹ năng thoát khỏi sự cố, tai nạn, đám cháy, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu người bị nạn thông qua các trang mạng xã hội, cổng thông tin của Bộ Công an và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Đối với các cụm dân cư tập trung sản xuất, mật độ dân số đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cần tập trung vận động, tuyên truyền, kết hợp yêu cầu ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC và CNCH. Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình, hướng dẫn các kỹ năng bảo đảm an toàn cho người dân nắm được, thực hiện. Trực tiếp tập huấn các kỹ năng PCCC và CNCH đối với từng cụm dân cư, lực lượng lao động tại các công trình, công xưởng, doanh nghiệp khai khoáng, khu vực nhiều nguy cơ lũ lụt, sạt lở… xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH.

Thứ ba, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng chuyên ngành. Tăng cường tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền các cấp xây dựng các chính sách xã hội hóa về PCCC và CNCH, huy động được nguồn tài chính từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia định trên địa bàn phục vụ cho công tác PCCC và CNCH. Phối hợp với doanh nghiệp có khả năng, điều kiện sản xuất các trang, thiết bị PCCC và CNCH; sáng tạo, cải tiến, chế tạo những sản phẩm PCCC và CNCH mới có khả năng ứng dụng cao phục vụ cho lực lượng PCCC và CNCH từ trung ương đến cơ sở trong toàn quốc. Tổ chức triển khai các lớp tập huấn PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC và CNCH ở cơ sở tại nơi có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp.

Thứ tư, thực hiện công tác thẩm duyệt các dự án, công trình, đặc biệt chú trọng các công trình sử dụng các công nghệ mới, hiện đại. Nghiên cứu xây dựng mới tiêu chí phân loại công trình cho phù hợp với quy định về phân cấp công trình xây dựng. Tổ chức diễn tập một số phương án chữa cháy và CNCH phối hợp nhiều lực lượng. Xây dựng phần mềm quản lý phương án chữa cháy cơ sở trọng điểm quốc gia; tài liệu sử dụng các loại chất chữa cháy hiện có. Nghiên cứu đánh giá về sự cần thiết sử dụng máy bay trong công tác chữa cháy, CNCH. Thường xuyên tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và CNCH có sự phối hợp của nhiều lực lượng lấy bối cảnh những đại bàn có nhiều nguy cơ liên quan đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thực tế và quốc tế trong công tác PCCC và CNC./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với việc nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trong giai đoạn hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO