“Lính cụ Hồ” trọn đời với lý tưởng cao đẹp

Đăng Chung| 16/07/2018 16:40

Với lòng nhiệt tình tận tụy, sáng tạo trong công việc người “lính cụ Hồ” Trần Lưu Huỳnh - Bí thư chi bộ khu dân cư số 9, phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) được cán bộ, Đảng viên và nhân dân địa phương hết lòng tin tưởng, yêu mến.

Tuổi trẻ để bảo vệ đất nước

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào những năm tháng khốc liệt, chàng thanh niên Trần Lưu Huỳnh tròn 20 tuổi (năm 1960) cũng là lúc anh viết đơn tình nguyện nhập ngũ, nguyện cống hiến sức trẻ cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng. Vào quân ngũ, Trần Lưu Huỳnh được phân công về làm việc tại bộ phận thư ký tổng hợp, phục vụ cho các lãnh đạo Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.

“Lính cụ Hồ” trọn đời với lý tưởng cao đẹp
Cựu chiến binh Trần Lưu Huỳnh, nguyên bí thư chi bộ khu dân cư số 9, phường Thanh Nhàn.
Là cánh tay đắc lực, trợ giúp cho nhiều lãnh đạo Tổng cục, ông có mặt ở khắp các chiến trường từ Đường 9, Khe Sanh đến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam…, chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, dữ liệu tốt nhất cho các thủ trưởng. Trải qua nhiều thử thách, chàng thanh niên Trần Lưu Huỳnh đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay khi đang phục vụ và chiến đấu tại trận chiến Đường 9, Khe Sanh năm 1967. 

Đất nước sạch bóng quân thù, Trần Lưu Huỳnh vẫn tiếp tục là cán bộ giúp việc quan trọng, đáng tin cậy của các lãnh đạo Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1984, ông được Nhà nước cho nghỉ chế độ, trở về với gia đình và quê hương. 

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, gặp muôn vàn khó khăn với bao nỗi lo toan cuộc sống cơm áo, gạo tiền, tiếp tục là một cuộc chiến không dễ dàng với người lính Trần Lưu Huỳnh. Với bản lĩnh quật cường không chịu khuất phục, Trần Lưu Huỳnh đã vượt qua gian khó, cùng vợ nuôi 4 đứa con trưởng thành. Để làm được điều đó ông đã không quản ngại làm đủ thứ nghề, từ sửa chữa xe máy, xe đạp cho đến bảo vệ…

Đến năm 1987, ông được mời về làm việc tại phường Thanh Nhàn với vai trò là cán bộ Hội Cựu chiến binh, rồi bí thư chi bộ khu dân cư số 9. Mang theo lý tưởng cách mạng chân chính mà Đảng và Bác Hồ đã gieo vào lòng, người lính ấy tiếp tục nỗ lực sống và làm việc như tấm gương sáng ngời cho nhiều thế hệ cán bộ, Đảng viên học tập và noi theo về “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.

Khi người lính trở về…

Dẫn chúng tôi đi qua ngôi nhà văn hóa hai tầng, với diện tích chừng 30m2 của khu dân cư số 9, một công dân ở nơi đây cho biết, đây là nhà văn hóa đầu tiên của phường Thanh Nhàn, được xây dựng từ năm 1996 nhờ toàn bộ nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp và tâm huyết của các đồng chí Đảng viên trong chi bộ Đảng khu dân cư số 9, mà đứng đầu là đồng chí bí thư chi bộ Trần Lưu Huỳnh.

Thời điểm đó, nhà văn hóa được coi là một địa điểm sinh hoạt văn hóa vô cùng cần thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao chính đáng của nhân dân mà còn là điều kiện quan trọng, quyết định đến hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Tuy nhiên, với phường Thanh Nhàn, xây dựng nhà văn hóa là một việc không dễ, bởi có thể địa phương có quỹ đất nhưng lại không có kinh phí.

Với vai trò là bí thư chi bộ, nhớ lời Bác dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, ông Huỳnh đứng ra vận động bà con nhân dân trong khu dân cư cùng nhau đóng góp xây dựng nhà văn hóa. Tuy địa bàn dân cư số 9 đa phần là các gia đình công nhân, viên chức, lao động, còn nhiều khó khăn nhưng cuộc vận động ấy đã thành công ngoài mong đợi, với số tiền góp được là 50 triệu đồng cùng nhiều ngày công lao động của dân. Điều đáng quý là dù vất vả ngày đêm chăm lo cho công trình nhưng ông Huỳnh và các đồng chí Đảng viên khác trong cấp ủy luôn vui vẻ, tình nguyện và coi đó là phận sự của người Đảng viên với nhân dân, không “tơ hào” một đồng từ quỹ chung khiến người dân càng thêm tin yêu, nể phục.

Được biết, trước đây đường ngõ Đình Đông (phường Thanh Nhàn) dài 300 mét rất sâu, việc đi lại của bà con gặp nhiều khó khăn, từng xảy ra nhiều vụ tai nạn nguy hiểm. Một lần nữa, ông Huỳnh đã đứng ra vận động nhân dân cùng chung tay, đóng góp rải bê tông cho con ngõ và làm lại toàn bộ đường cống thoát nước. Các cuộc họp bàn được công khai lấy ý kiến nhân dân, ai cũng đồng ý và tham gia đóng góp. Nhà nào có điều kiện thì góp nhiều, có nhà góp tiền, có nhà góp xi măng, sỏi đá, góp công…

Cấp ủy đứng ra quản lý chung, chỉ đạo thi công đến đoạn đường thuộc gia đình nhà ai thì nhà ấy phụ trách cung cấp điện, nước cho công nhân; đồng thời tự giám sát chất lượng, độ dày, độ mỏng của bê tông cũng như đề xuất thông tắc cống. Với cách làm công khai, minh bạch trong vòng 1 tháng con đường đã hoàn thiện, bà con đi lại thuận tiện, tạo nên bộ mặt mới cho khu dân cư.

Trong căn nhà giản dị ở cuối ngõ Đình Đông, ông Trần Lưu Huỳnh trầm ngâm: “Thành quả lớn nhất trong gần 30 năm làm bí thư chi bộ của tôi đó là tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân. Tôi luôn tự  hào vì chưa 1 lần đi ngược lại với lời dạy của Bác dù chỉ trong suy nghĩ, luôn “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” và thực hiện đúng nguyên tắc “những gì có lợi cho dân phải hết sức làm, những gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Chuẩn bị bước sang tuổi 80, nhưng ông Huỳnh vẫn xông pha, mọi công to, việc lớn của khu dân cư đều có sự góp sức bởi bàn tay, khối óc của ông. Từ việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, đến việc xóa bỏ vĩnh viễn các tụ điểm rác tồn đọng lâu năm; rồi nhắc nhở phòng, chống cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, phòng, chống trộm cắp, sử dụng điện nước trong sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả… đều do ông nhắc nhở, phát động và được bà con nhiệt tình hưởng ứng.

Trải qua những cuộc chiến tranh gian khổ, trường kỳ, hơn ai hết, ông nhận thức rõ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Nếu như trong kháng chiến, những người lính đồng cam cộng khổ luôn nêu cao tình cảm đồng chí, đồng đội thì hôm nay trong thời đất nước hội nhập và phát triển, tình cảm đó càng trân quý hơn. Do đó, ông Huỳnh luôn nêu gương sáng về cách sống và đối xử với mọi người cởi mở, chia sẻ và quan tâm đến nhau. Hôm nay, đến khu dân cư 9, phường Thanh Nhàn người ta cảm nhận rõ sự đoàn kết, tình làng nghĩa phố bền chặt. 

Hiện chi bộ Đảng khu dân cư số 9 có 84 Đảng viên, nhưng không có cá nhân nào mà ông chưa biết mặt, biết nhà, thậm chí hoàn cảnh của từng người ông đều nắm rõ. Bất kỳ một đồng chí nào không may bị ốm đau hoặc nằm viện, ông và đại diện chi bộ đều đến thăm hỏi, động viên; nếu khó khăn còn tìm cách để giúp đỡ.

Trò chuyện với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn bà Thạch Bảo Khôi cho biết, với vai trò là bí thư chi bộ khu dân cư số 9, ông Huỳnh là một cán bộ gương mẫu, năng nổ sáng tạo nhiệt huyết trong công việc. “Dưới sự lãnh đạo của ông, nhiều năm liền chi bộ Đảng 9 đạt danh hiệu: “Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”, “Địa bàn dân cư văn hóa, xuất sắc tiêu biểu”, “Cộng đồng học tập, xuất sắc tiêu biểu”. 

“Cuộc sống của người dân khu dân cư số 9 đã thay đổi từng ngày. Không còn hộ nghèo, đường làng, ngõ xóm phong quang sạch đẹp, 100 % tụ điểm rác tồn đọng bị xóa sổ vĩnh viễn. Nhiều năm qua không còn hiện tượng trộm cắp, tệ nạn xã hội, đánh, cãi chửi nhau. Những thành quả đó có sự đoàn kết chung tay góp sức của cấp ủy, các đoàn thể cùng toàn thể nhân dân địa bàn dân cư số 9, trong đó có sự đóng góp rất lớn công sức trí tuệ của ông Trần Lưu Huỳnh. Đầu năm 2018, ông Huỳnh đã trao lại vai trò bí thư chi bộ khu dân cư 9 cho thế hệ kế nhiệm. Nhưng ông vẫn là tấm gương sáng để những thế hệ sau nhìn vào phấn đấu, noi gương…” - Bà Khôi chia sẻ. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
“Lính cụ Hồ” trọn đời với lý tưởng cao đẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO