Sự kiện & Bình luận

Liên kết hợp tác sản xuất, tiêu dùng bền vững trong ngành chế biến nông sản

T. Trang 08:17 28/09/2024

Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024”.

z58740349580399bfc387cab206c1667794e3de7642863-17274471820161789256600.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc chương trình. Ảnh: VGP.

Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tạo cơ hội để các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Chương trình quy tụ 80 gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm thuộc ngành chế biến nông sản khác nhau đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương trình Kết nối "Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024" hứa hẹn mang đến cho các cơ sở sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, với mong muốn xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, thiết thực, phát triển bền vững.

z5874615375719_b759edc2e379577f0151bfb431a32b7c.jpg
Người dân thăm quan, mua sắm sản phẩm hàng hóa tại chương trình.

Theo Sở Công Thương, chế biến nông sản là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm. Những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản của Hà Nội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Hiện, Hà Nội có 2.689 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó có 400 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến. Hằng ngày, các cơ sở này cung cấp một lượng lớn thực phẩm đã qua chế biến cho người tiêu dùng.

Để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ khi vào vụ thu hoạch, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc nông sản, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm chế biến nông sản sâu, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Về phía các doanh nghiệp, cần tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho khâu chế biến, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, ổn định mặt hàng. Các cơ quan chức năng giám sát quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản; lựa chọn các doanh nghiệp "đầu tàu" có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ, thị trường… để dẫn dắt chuỗi liên kết.

Chương trình diễn ra đến ngày 29/9, tại sân chung cư CT7 Dương Nội (quận Hà Đông).

Bài liên quan
  • Thể hiện vai trò trung tâm của Hà Nội trong liên kết, phát triển vùng
    Điểm nổi bật của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã qua chỉnh lý, đó là Dự thảo Luật có một chương riêng về liên kết, phát triển vùng trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Liên kết hợp tác sản xuất, tiêu dùng bền vững trong ngành chế biến nông sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO