Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công và khai trương Cổng Thông tin điện tử về liệt sĩ

Đăng Chung| 27/07/2018 10:20

Tối ngày 26/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công và khai trương Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ (thongtinlietsi.gov.vn).


Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công và khai trương Cổng Thông tin điện tử về liệt sĩ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu ấn nút khai trương Cổng Thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính và các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.

Mở đầu chương trình, Thủ tướng Chính phủ và các vị đại biểu cùng thắp lên những ngọn nến, những nén hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Sơn Tây, TP. Hà Nội tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Cùng lúc đó, tại hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc, các đoàn viên thanh niên và nhân dân cả nước cùng thắp lên những ngọn nến, nén hương trên hàng vạn phần mộ của các liệt sĩ.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trân trọng trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 30 gia đình đại diện cho 442 gia đình thân nhân liệt sĩ nhận Bằng Tổ  quốc ghi công trong dịp này. 

Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ấn nút khai trương Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ.

Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trong cả nước lời thăm hỏi ân cần và lòng biết ơn sâu sắc nhất.

“Chúng ta mãi mãi không quên và không được phép quên những cống hiến, những hy sinh to lớn của những thế hệ cha anh đi trước, của hàng triệu người con ưu tú đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và dân tộc ta”, Thủ tướng bày tỏ. Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Hệ thống chính sách về người có công không ngừng được hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” thể hiện trách nhiệm và tinh thần hiếu nghĩa được triển khai sâu rộng trong cả nước. Qua đó, phần nào làm dịu những nỗi đau, mất mát của những người ở lại.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, do các cuộc kháng chiến kéo dài, khốc liệt, nhiều trường hợp không còn hồ sơ giấy tờ gốc, người giao nhiệm vụ biết sự việc không còn sống… nên đến nay còn nhiều liệt sĩ chưa được xác nhận, nhiều cống hiến chưa được tôn vinh. Đó là điều băn khoăn trăn trở lớn trong việc thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Vì vậy trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng nỗ lực tìm kiếm xác minh thông tin để tất cả đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã cống hiến, đã hy sinh trong hoạt động cách mạng, trong kháng chiến, đều được chấp nhận, tôn vinh xứng đáng.

Với yêu cầu khẩn trương, khẩn trương hơn nữa, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đổi mới cách làm trong công tác xác nhận, giải quyết hồ sơ tồn đọng, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, công khai, minh bạch. Đến nay chúng ta đã xác nhận hàng nghìn liệt sĩ, thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh, trong đó có nhiều trường hợp liệt sĩ đã hy sinh cách đây 70 - 80 năm. 

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thân nhân gia đình liệt sĩ hôm nay được đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công sau bao nhiều năm đợi chờ.  “Chúng ta đã nỗ lực đạt nhiều kết quả, nhưng không được dừng lại, phải nỗ lực nhiều hơn nữa để người có công được tôn vinh xứng đáng, cuộc sống vật chất, tinh thần của người có công, thân nhân người có công ngày càng tốt đẹp. Các nghĩa trang liệt sĩ phải khang trang hơn, việc thăm viếng, thờ cúng phải được chu đáo hơn để các anh hùng liệt sĩ được mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ Việt Nam”, Thủ tướng yêu cầu.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, việc xây dựng Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ không chỉ là nghĩa cử tri ân mà còn tạo điều kiện cho nhân dân và thân nhân liệt sĩ tiếp cận thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ nhanh chóng, chính xác hơn, qua đó giúp các thân nhân giảm bớt khó khăn trong hành trình tìm mộ người thân.

Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện, đã thu thập, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu của gần 850.000 mộ liệt sĩ tại hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước, đạt tỷ lệ 95,6% tổng số mộ liệt sĩ có dữ liệu trên cơ sở dữ liệu do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang quản lý.

Trước khi dự buổi lễ, tại thị xã Sơn Tây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tẹo, gia đình thương binh 1/4 Đặng Đức Thuần, thăm gia đình thương binh 4/4 Phạm Văn Ý, có con là liệt sĩ và có cuộc làm việc với lãnh đạo thị xã, nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết quả thực hiện chính sách người có công./.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công và khai trương Cổng Thông tin điện tử về liệt sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO