Sự kiện & Bình luận

Lễ khởi công 3 tuyến đường có ý nghĩa lớn với Bắc Ninh và Hà Nội

Phan Anh (T/h) 17:15 30/07/2023

Dự này còn góp phần đưa Bắc Ninh đóng vai trò đô thị vệ tinh của Hà Nội, góp phần giảm tải cho Thủ đô, giải quyết nhiều vấn đề của Thủ đô như giao thông, nhà ở, môi trường…

bcp.cdnchinhphu.vn-334894974524682240-2023-7-30-_img2344-16906815179501994955768.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu bấm nút khởi công dự án. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 30/7/2023, tại Yên Phong, Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư các tuyến đường tỉnh ĐT.295C, ĐT.285B kết nối thành phố Bắc Ninh qua các khu công nghiệp với QL.3 mới; ĐT.277B kết nối với cầu Hà Bắc 2, đường Vành đai 4.

Cùng dự lễ khởi công có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Các tuyến đường này có tổng chiều dài khoảng 20 km, kết nối khu vực phía Đông-Bắc của tỉnh Bắc Ninh với hệ thống quốc lộ trên địa bàn, tạo hướng giao thông thuận lợi với vùng Thủ đô Hà Nội như các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên....

Tuyến đường đáp ứng tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, có 6 nút giao đồng mức dạng hình xuyến và 1 cầu đường bộ vượt sông Cầu.

Do tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư, dự án có tổng kinh phí 1.496 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 900 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 596 tỷ đồng. Tỉnh dự kiến hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, phấn đấu đến cuối năm 2023 triển khai thi công đồng loạt trên toàn tuyến và hoàn thành dự án năm 2025.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng  của phát triển hạ tầng chiến lược - một trong ba đột phá chiến lược được Đảng ta xác định từ Đại hội XIII tới nay, trong điều kiện một nước đang phát triển. Nhiệm vụ này càng quan trọng với các tỉnh phát triển công nghiệp như Bắc Ninh. Bắc Ninh cũng đang nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự án đầu tư các tuyến đường tỉnh của Bắc Ninh còn giúp tăng cường kết nối nội tỉnh, kết nối vùng, tạo không gian phát triển mới, khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, khu dịch vụ mới, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Dự này còn góp phần đưa Bắc Ninh đóng vai trò đô thị vệ tinh của Hà Nội, góp phần giảm tải cho Thủ đô, giải quyết nhiều vấn đề của Thủ đô như giao thông, nhà ở, môi trường…

Đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng tuyến đường với tinh thần làm việc có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, Thủ tướng cho biết, các cơ quan Trung ương đã lựa chọn dự án này để bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Nêu rõ việc khởi công dự án mới chỉ là bước đầu, Thủ tướng yêu cầu tỉnh rà soát lại các công việc, tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống, sinh kế cho người dân, bảo đảm người dân nhường mặt bằng cho dự án có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh rà soát lại các công việc, tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống, sinh kế cho người dân, bảo đảm người dân nhường mặt bằng cho dự án có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Đồng thời, rà soát lại để giao trực tiếp các mỏ đất đá làm nguyên vật liệu xây dựng cho nhà thầu; đồng thời địa phương giải phóng mặt bằng mỏ, làm đường hậu cần vào mỏ cho nhà thầu.

Thủ tướng lưu ý việc giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống, sinh kế của người dân cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị-xã hội.

Thủ tướng đề nghị địa phương, các cơ quan liên quan, các nhà thầu nỗ lực để hoàn thành dự án vào tháng 12/2024, cố gắng sớm hơn khoảng 1 năm so với kế hoạch mà tỉnh đề ra để sớm tạo động lực phát triển mới cho tỉnh. Để hoàn thành mục tiêu này, Thủ tướng lưu ý không chia nhỏ dự án thành các gói thầu quá nhỏ, các nhà thầu tập trung nhân lực, trang thiết bị, thi công 3 ca 4 kíp.

Các cơ quan tăng cường kiểm tra, giám sát, không khoán trắng cho Bản quản lý dự án và nhà thầu, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, môi trường, chú ý trồng nhiều cây xanh trên tuyến đường, không đội vốn bất hợp lý, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Ninh khẩn trương hoàn thành công tác lập và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh Bắc Ninh theo Luật Quy hoạch, khai thác và phát huy tối đa không gian phát triển mới mà dự án mở ra, phát triển tỉnh theo hướng xanh, bền vững, góp phần thực hiện thành công các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng và về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Thái Nguyên sắp có 2 Khu đô thị gần 4.600 tỷ đồng
    Dự án được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch, bao gồm các hạng mục công trình chính như đường giao thông, san nền, các công trình hạ tầng kỹ thuật hệ thống thoát nước, cấp nước, điện, vệ sinh môi trường, cây xanh cảnh quan và các công trình nhà ở theo quy hoạch...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Lễ khởi công 3 tuyến đường có ý nghĩa lớn với Bắc Ninh và Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO