Du lịch bốn phương

Lễ hội Tràng An - Di sản ngàn năm của Việt Nam

Nguyễn Lâm 17:09 14/04/2025

Lễ hội Tràng An còn được biết đến là Lễ mở cửa rừng được tổ chức thường niên, là nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

15_ejvx.jpg
Lễ hội Tràng An - Di sản ngàn năm của Việt Nam (ảnh: báo Văn hóa)

Ngày 13/4, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (thành phố Hoa Lư), tỉnh Ninh Bình phối hợp với Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức Lễ hội Tràng An năm 2025 với chủ đề “Tràng An - Di sản ngàn năm, hồn thiêng sông núi".

Lễ hội Tràng An năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục tôn vinh chiều sâu lịch sử và giá trị trường tồn của Quần thể danh thắng Tràng An, khơi dậy truyền thống cách mạng, niềm tự hào dân tộc của các thế hệ người dân cùng các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng mang bản sắc riêng của một kinh đô cổ giữa lòng di sản. Đồng thời, hướng tới xây dựng Hoa Lư trở thành Đô thị Di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hoá, du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

10_vipw.jpg
Ảnh: báo Văn hóa

Tràng An - đan xen trong những dãy núi đá vôi là hệ thống các thung lũng, hang động xuyên thủy, thảm thực vật, rừng nhiệt đới nguyên sinh, từng là cái nôi của người tiền sử từ hơn 30.000 năm trước, là kinh đô của Nhà nước Đại cồ Việt, Nhà nước phong kiến Trung ương Tập quyền đầu tiên của Việt Nam.

Tràng An gắn liền với những dấu ấn lịch sử trọng đại của dân tộc, từ thời vua Đinh Tiên Hoàng tiếp nối quốc thống các vua Hùng bảo vệ nền độc lập, thống nhất giang sơn, vua Lê kháng Tống, bình Chiêm, vua Trần Thái Tông lập Hành cung Vũ Lâm trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, bước chân thần tốc của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ tiến về Thăng Long, đại phá quân Thanh…

4_lwuz.jpg
Nhiều hoạt động văn hóa hoành tráng được biểu diễn tại cổng Tam Quan (ảnh: báo Văn hóa)

Lễ hội Tràng An - một nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Lễ hội Tràng An được tổ chức hàng năm nhằm truyền tải tư duy sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên của tổ tiên, cha ông ta.

Lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách trong nước và quốc tế dâng lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời tôn vinh những bậc tiền nhân đã có công khai phá và bảo vệ vùng đất thiêng của di sản Tràng An.

9_ouyk.jpg
Ảnh: báo Văn hóa

Năm nay, đến với Lễ hội Tràng An, các đại biểu và đông đảo du khách trong nước, quốc tế được tham gia vào nhiều hoạt động đặc sắc như: biểu diễn trống hội tại cổng Tam Quan; rước Rồng từ cổng Tam Quan về bến thuyền Tràng An; thực hiện nghi lễ rước nước, rước kiệu, rước Rồng hòa quyện cùng các chương trình nghệ thuật đặc sắc trên dòng sông Sào Khê; lễ dâng hương tại đền suối Tiên-nơi thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương; cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tôn vinh những bậc tiền nhân đã có công khai phá và bảo vệ vùng đất thiêng của Di sản Tràng An.

7_powt.jpg
Du khách trong nước và quốc tế háo hức khi được tham dự lễ hội (ảnh: báo Văn hóa)

Tại lễ hội, chương trình nghệ thuật đặc sắc với 20 sân khấu thực cảnh trải khắp vùng di sản có sự tham gia của hơn 600 nghệ sĩ và diễn viên, trình diễn hơn 50 loại hình nghệ thuật truyền thống từ các vùng miền trên cả nước như: Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế, biểu diễn cồng chiêng, múa trống Kim Sơn, trò diễn Xuân Phả, hát Chèo, hát Xẩm cùng các điệu múa của dân tộc Dao Đỏ, Sán Dìu, Lô Lô…/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Lễ hội Tràng An - Di sản ngàn năm của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO