Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn: Rộn ràng tiếng trống Thăng Long – Hà Nội
Hoa Quỳnh - Hải Truyền•12/04/2024 15:46
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội truyền thống Bình Đà xuân Giáp Thìn (12 – 14/4/2024) tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội, “Liên hoan trống nghệ thuật Phụ nữ Thanh Oai đoàn kết – vươn xa” đã đem đến cho người dân và du khách những phần trình diễn trống hùng tráng, đặc sắc.
Sáng 12/4 tại khu vực Đình Nội (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai), UBND huyện Thanh Oai và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Oai tổ chức “Liên hoan trống nghệ thuật Phụ nữ Thanh Oai đoàn kết – vươn xa”. Liên hoan là hoạt động nổi bật của Lễ hội truyền thống Bình Đà xuân Giáp Thìn.
Ban tổ chức cho biết, Liên hoan có sự tham gia của 14 đội trống trên địa bàn huyện tham gia, đây cũng là chương trình hưởng ứng Lễ ra mắt tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội – Điểm về nguồn cội” với 3 điểm đến: Đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai), Làng nghề tăm hương xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) và Làng nghề dệt xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đến với “Liên hoan trống nghệ thuật Phụ nữ Thanh Oai đoàn kết – vươn xa”, đông đảo người dân và du khách thập phương đã được thưởng thức các phần trình diễn trống đặc sắc, với những thanh âm hùng tráng làm sâu đậm thêm hào khí Thăng Long – Hà Nội – Việt Nam qua sự thể hiện của 14 đội trống với các thành viên nữ tại các xã, thị trấn của huyện Thanh Oai.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trưng bày, giới thiệu 70 tác phẩm tranh cổ động của các họa sĩ chuyên và không chuyên trên toàn quốc, được tuyển chọn từ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức.
Trong 9 tháng năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 4,45 triệu lượt, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 3,14 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).
Với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, giới thiệu hàng vạn cuốn sách đa dạng thể loại, cộng với tiết trời thu mát mẻ, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” tại phố đi bộ quanh hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) đã thu hút hàng vạn người dân, du khách. Qua đó bồi đắp, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Là một trong những địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của huyện Sóc Sơn trong đợt mưa lũ vừa rồi, người dân các thôn Hòa Bình, An Lạc của xã Trung Giã đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại văn bản số 3036/UBND-ĐT, ngày 14/9, cùng với các quận huyện khác trên địa bàn thành phố, toàn thị xã Sơn Tây tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3, sớm đưa phố phường xanh, sạch, đẹp như trước khi bị ảnh hưởng của mưa bão.
Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
Chiều 15/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ.
Tập đoàn TCP, Công ty TCP Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Hội LHTN), Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC) tổ chức Lễ khởi động Công trình "Không gian Thể thao Thanh niên - Tiếp năng lượng, bừng sức trẻ", đồng thời khánh thành công trình thứ hai tại TP Đà Nẵng.
Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa ấy có theo về của tác giả Trần Gia Thái nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
Không biết phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng. Nhà văn Thạch Lam trong “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” viết: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”... Vừa qua, phở Hà Nội vừa được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo.
Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.