Lễ Bích Câu đạo quán

Bạch Vân| 04/10/2017 14:42

Bích Câu đạo quán - một trong những trung tâm truyền tư tưởng Đạo giáo tín ngưỡng Việt Nam. Đây là nơi “Thần kinh tại hội”, thường diễn ra “cầm kỳ thi họa” của các kẻ sĩ ở kinh đô Thăng Long và các tao nhân mặc khách trong cả nước. Các nho sinh Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến tụ hội vãn cảnh, xin thơ, vịnh thơ và xin bài thuốc.

Lễ Bích Câu đạo quán
Cổng tam quan của Bích câu đạo quán
Bích Câu đạo quán được xây dựng trên gò Kim Quy nơi cố trạch của Tú Uyên, nằm bên trái Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Đây còn là nơi Tú Uyên gặp tiên nữ Giáng Kiều rồi kết duyên và là nơi tu hành đắc đạo của đức tiên ông Trần Tú Uyên.

Dân làng An Trạch thuộc làng Bích Câu, huyện Quảng Đức, Phụng Thiên, Tây Nam thành Thăng Long đã xây dựng nên quán Bích Câu nay thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Bảy dòng họ đã tới đây quần cư khai khẩn: Nguyễn, Lê, Trần, Cao, Hoàng, Vũ, Bùi vào nửa thế kỷ XIV.

Truyền thuyết ”Bích Câu kỳ ngộ” trong “Truyền kỳ tân phả” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm thế kỷ XVIII, truyện Nôm văn vần của Vũ Quốc Trân được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Sau khi đắc đạo, đức tiên ông thường giáng phúc cho nhân dân quanh vùng.

Vua Lê Hiển Tông (1458 – 1504) được tiên ông ứng mộng giúp bình quân Chiêm Thành. Thắng lớn, vua đích thân về Bích Câu lễ tạ. Để ghi nhớ công lao, nhà vua đã phong cho Tú Uyên danh hiệu “An quốc tự chân nhân” đặt tên cho là Bích Câu đạo quán, nơi thờ đạo Lão và cho xây chùa An Quốc.

Dân gian truyền câu ca:
Giúp cho đất nước thanh bình
Giúp cho sức mạnh dân làng an cư
Quan triều chính cùng vua hoan hỉ
Sắm lễ ra miếu để tạ thần 
Chiếu phong “An quốc chân nhân” 
Muôn đời hương khói đượm nhuần câu ca.

Xưa Bích Câu đạo quán có tổng diện tích là 4.850m2. Hội Bích Câu có trò thi hoa thủy tiên, chọi gà, cờ người, thổi xôi, thi chuối đẹp, hát ca trù; tế lễ thường niên 2 lần một năm. Linh đình nhất là đêm 11 rạng ngày 12 tháng Tám việc làng và ngay 4 tháng Hai kỷ niệm ngày sinh của đức tiên ông. Ở ngoài đình là tế chung của làng, còn các dòng họ lớn cũng đều có tế lễ tại nhà của ông trưởng họ.

Lễ sụ là xôi, oản, quả. Đặc biệt có tổ chức trang trong lễ phụng bút (đảo bút) 3 ngày liền trong các kỳ hội để xin thơ.

Muốn thực hiện được lễ phụng này cần có 3 người, một người cầm bút hạc (giống mỏ con hạc) linh ứng giáng bút (quan trọng nhất), một người ghi chép. Vì thế, người biết chữ Nho sẽ được dự tuyển và họ phải chay tịnh, tắm rửa sạch sẽ từ hôm trước – trang phục quần áo the, ngoài khoác áo phung nâu, đầu đội khăn, ngồi trên sập trước bàn thờ ngài. Đầu tiên thắp 3 nén hương rồi lấy khăn đỏ phủ mặt. Nếu ngài linh ứng thì sẽ tung khăn và viết trên một mâm đồng rải cát, cát phải được rửa sạch, sàng lọc nhiều lần, phơi khô chỉ để chuyên dụng trong lễ này. Sau này ngồi quen, không cần khăn phủ diện, mâm cát mà viết bằng chữ bóng. Viết đến đâu người ngồi bên cạnh đọc đến đó. Nếu viết không đúng chữ, người chuyên đọc sẽ gõ bút vài cái để nhắc phải viết lại. Nếu 2, 3 lần không được (ngài không ứng) thì người đó sẽ phải ra, để thay người khác vào cho đến lúc đạt mới được. Nhiều khi phải 6, 7 lần mới được một người. Khi ngài ứng, vai và tay phải thấy nặng và tay phải bắt đầu viết một cách vô thức. Nhiều khi ngài nhập có thể ngồi cả đêm để viết chữ. Rồi ngài cho chữ bằng thơ (nếu có người xuất khẩu thành chương, cũng chưa có thể sáng tác thơ nhanh và nhiều như vậy được).

Vào khoảng năm 1956 – 1957, Bộ Văn hóa Ba Lan sang Việt Nam, được biết lễ phụng bút này đã đến thăm, quay phim (đen trắng) và chụp ảnh (còn lưu ở Bích Câu). Người Ba Lan đã xin và được tặng (nay vẫn còn giữ được bài thơ). Hồi đó người ngồi đảo bút là cụ Cả Tị (tức Nguyễn Khắc Chung) và cụ Cả Chi (Cao Chí Chi). Có người xin đảo bút về để biết lịch sử của ngài. Ngài nhập và nói suốt đêm, chép được hơn 100 trang (vở học trò) sao làm 2 quyển, một quyển cụ Cả Tị giữ, còn một quyển gửi biếu bảo tàng.

Dân làng An Trạch còn lưu truyền mãi về tài năng đức độ của ngài. Nhiều người bị bệnh nan y, thầy thuốc đã bó tay, nhưng khi đến xin ngài, nếu như mệnh chưa hết, ngài sẽ có bài thuốc để cứu toàn bằng lá cây. Đặc biệt nếu ai nghèo là hiền đức thì những bài thuốc đó dễ kiếm, không phải mua (như bã trầu). Sau khi người bệnh khỏi, đến lễ tạ và khấn thì mọi người mới biết.

Tiếc rằng đến nay, lễ phụng bút gần như đã mất, chỉ còn lại trong trí nhớ của con cháu những người được người giáng bút.  
(0) Bình luận
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Lễ Bích Câu đạo quán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO