Sự kiện & Bình luận

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

PV 15:52 30/08/2024

Sáng 30-8, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

z5781058665902-d33855a3cd01732a4bab1c463a590505.jpg
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 (2.9.1945 - 2.9.2024), sáng 30.8, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước có các Ủy viên Bộ Chính trị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường.

Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vương Đình Huệ; cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng... cùng dự lễ viếng.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo Nhân dân đoàn kết, giành độc lập tự do và thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Qua gần 40 năm đổi mới, đời sống Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc; đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn công lao trời biển của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tưởng nhớ Người, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiếp tục ra sức thi đua, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường…, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước.

nnn.jpg
Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng trong sáng 30/8, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội... đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ./.

Bài liên quan
  • Hà Nội tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí lúc giao mùa
    Trước thực tế ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội vừa có văn bản gửi các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian giao mùa năm 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người
    “Lương tri” và “phẩm giá” con người, cùng sự kết tinh và thăng hoa của nó, - hai tiêu chí thiêng liêng và cao quý này, không dễ gì mà bạn bè quốc tế đã từng trân trọng dành cho chúng ta, coi đó là biểu tượng khí phách của Thủ đô Hà Nội và toàn dân tộc.
  • Tết Việt dưới góc nhìn di sản
    Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả. Đã có nhiều huyền thoại, truyền thuyết, truyện cổ dân gian xưa phản ánh nguồn gốc của Tết Cả mang tính thuần Việt như “Truyện Lang Liêu” (hay còn gọi là “Sự tích bánh chưng, bánh dày”), “Sự tích Táo Quân”, “Sự tích cây nêu”,… Và trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Cả không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh nông nghiệp.
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Tây Hồ chăm lo người cao tuổi dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong không khí ấm áp của mùa xuân Thủ đô, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm để thực hiện các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chúc thọ và tổ chức các chương trình vui Xuân dành cho người cao tuổi.
  • Hà Nội ra mắt tuyến buýt số 05, chạy bằng điện
    Từ 01/02/2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) chính thức vận hành tuyến buýt điện số 05 (Mai Động – Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội). Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được triển khai mang đến trải nghiệm di chuyển hiện đại – tiện lợi – thân thiện môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO