Mỹ thuật

Lan tỏa vẻ đẹp của gốm trong triển lãm "Dáng xuân 2024"

Thụy Phương 27/02/2024 19:19

120 tác phẩm của 45 nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm Nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm gốm “Dáng xuân 2024” diễn ra từ 26/2 đến 6/3/2024 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội).

Câu lạc bộ Gốm Nghệ thuật quy tụ nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, từ những cây đại thụ trong làng điêu khắc đến lớp những nghệ sĩ trung tuổi và những tác giả trẻ xấp xỉ 30. Dù khác nhau cả tuổi đời, tuổi nghề, nhưng họ cùng chung một đam mê sáng tạo nghệ thuật gốm, cùng gắn bó bên nhau trong công việc, trao đổi về kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về kĩ thuật trong mỗi đợt sáng tác.

z5197081181289_96fa4f24fd8ea58f3a33bb080ff4e6e8.jpg
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam; Ngài Ali Akbar Nazari- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân - Chủ nhiệm CLB Gốm Nghệ thuật cắt băng khai mạc Triển lãm.

Tại triển lãm “Dáng xuân 2024”, các thành viên CLB đã giới thiệu tới công chúng hơn 120 tác phẩm, từ điêu khắc đến gốm nghệ thuật, từ tranh gốm đến gốm ứng dụng.

Trong không gian triển lãm, người xem có thể cảm nhận được những tác phẩm gốm đẹp, mang đầy tính sáng tạo về tạo hình và đa dạng về phong cách. Nói như nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân, Chủ nhiệm CLB Gốm Nghệ thuật thì “Tất cả đều hòa mình với vẻ đẹp của đất, nhào trộn trong suy tưởng và cho ra đời những tác phẩm gốm độc đáo, kế thừa tinh hoa gốm truyền thống nhưng vẫn sâu sắc hơi thở của đời sống hôm nay”.

“Mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn của mỗi cá nhân, từ cách tạo hình tỉ mỉ chau chuốt, đến những tạo hình phóng khoáng đầy ngẫu hứng, mang theo hơi thở của nghệ thuật đương đại. Những bức tượng căng tràn sức sống được đan xen những mảng tranh, gốm ứng dụng màu sắc rực rỡ mang sức sống của mùa xuân” - họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Thư ký Câu lạc bộ Gốm Nghệ thuật chia sẻ.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá: Các tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm đã thể hiện bước chuyển quan trọng cho gốm Việt. Câu chuyện sáng tạo đã được các họa sĩ thực hiện thành công, mang lại sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật truyền thống.

"Qua các tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm, các tác giả hi vong sẽ mang tới công chúng một món quà xuân ý nghĩa; đồng thời tin tưởng sang năm mới Giáp Thìn, CLB Gốm Nghệ thuật sẽ vươn lên "tỏa hương khoe sắc", có thêm nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật sôi nổi hòa cùng dòng chảy của đất nước.

Cùng với hoạt động trưng bày, vào 9h sáng thứ tư, ngày 6/3/2024, tọa đàm về Gốm Việt sẽ được tổ chức với sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu, nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ...

Dưới đây là một số tác phẩm được giới thiệu trong triển lãm:

z5197086647117_d6bb5176f6d8bd0aafa7d4e2d29f0960.jpg
z5197086657269_f13a6484cd6a0f5db48d58319417a4d6.jpg
z5197086657722_3fb3f13371870faabde10beaeea8e8db.jpg
z5197086664619_971163cf1d74837678b32f18cad0bb34.jpg
z5197086671023_4174e55f67ad26b8e807b5c0036c0938.jpg

Bài liên quan
  • Triển lãm "Văn chương muôn màu" dưới triều Nguyễn
    Triển lãm "Văn chương muôn màu" giới thiệu hơn 200 tài liệu đặc sắc giúp công chúng ta có cái nhìn đa chiều về đời sống văn chương cung đình thời Nguyễn. Đây là một trong những sự kiện nhằm hướng tới Ngày thơ Việt Nam (Rằm tháng Giêng, tức 24/2).
(0) Bình luận
  • Nhớ về họa sĩ Dương Bích Liên
    Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Dương Bích Liên, sáng ngày 13/7, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức chương trình Art talk “Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng”. Art talk đã đưa công chúng đến với ký ức về họa sĩ Dương Bích Liên thông qua những tác phẩm của cố họa sĩ, những câu chuyện kể đầy xúc động của các vị khách mời, người thân trong gia đình của họa sĩ.
  • Bức tranh Sen Liên Hoa Tịnh Cảnh trưng bày tại lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 12 đến ngày 16/7/2024. Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của con người.
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Văn hóa dân gian qua góc nhìn gen Z
    Triển lãm “Dân gian trong Gen Z” là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ. Gen Z đã và đang tiếp nối và sáng tạo trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • Triển lãm "Cuộc sống quanh ta": Chạm đến trái tim từ những điều giản dị, thân thương
    Chiều 26/6, tại số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Cuộc sống quanh ta 2024". Triển lãm do Câu lạc bộ sáng tác đề tài xây dựng tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa vẻ đẹp của gốm trong triển lãm "Dáng xuân 2024"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO