Làm rõ giải pháp đối với các dự án về văn hóa chậm triển khai

kinhtedothi| 25/04/2022 13:39

Sáng 25/4, tại phiên họp giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn TP do Thường trực HĐND TP tổ chức, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm.

Hệ thống các thiết chế văn hóa ngày càng được quan tâm đầu tư

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, về cơ bản, 4 nhóm vấn đề đã được các Sở, ban, ngành TP và các đồng chí lãnh đạo UBND TP trực tiếp báo cáo, trả lời khá đầy đủ, chi tiết. Đặc biệt một số đồng chí đã thể hiện cam kết lộ trình giải quyết khắc phục. Đối với những vấn đề các vị đại biểu HĐND TP trao đổi trực tiếp, nhưng cần có thời gian rà soát để cung cấp những số liệu cụ thể, biện dẫn những quy định còn chưa thống nhất trong hệ thống cơ chế, chính sách vướng mắc.

“UBND TP xin tiếp thu đầy đủ và sẽ chỉ đạo và yêu cầu các thành viên UBND TP nghiêm túc trả lời bằng văn bản, kịp thời gửi đến các vị đại biểu HĐND TP trong thời gian sớm nhất” – Chủ tịch UBND TP nói.

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định, ngay sau phiên giải trình, UBND TP sẽ yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xử lý, kịp thời giải quyết thỏa đáng những vấn đề được các đại biểu HĐND TP nêu. Đặc biệt đối với những tồn tại, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn đặt ra đối với việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Nội nói chung và trong công tác phát huy hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hoá nói riêng, gắn với đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay, để vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, vừa tạo thuận lợi thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết, trong những năm gần đây, TP Hà Nội đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Trên cơ sở các cơ chế thực hiện xã hội hoá của TP, hàng năm, các cấp, các ngành đã chủ động kêu gọi các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, thể thao tham gia đầu tư các thiết chế văn hoá, thể thao. Qua đó nhằm đa dạng hoá các loại hình hoạt động, phục vụ nhu cầu của người dân, tiêu biểu như: Thành phố đang triển khai 45 dự án công viên và khu vui chơi 25.600 tỷ đồng; 44 dự án thể thao 9.824 tỷ. Trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến triển khai thực hiện các dự án xã hội hóa: Nhà hát Opera và khu văn hóa đa năng Quảng An (tổng mức đầu tư 11.996 tỷ đồng), Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (tổng mức đầu tư 4.968 tỷ đồng). Các rạp chiếu phim hiện đại trong các trung tâm thương mại.

Về cơ bản, đến nay, UBND TP cấp phép hoạt động cho 17 Bảo tàng trên địa bàn, tập trung ưu tiên để hình thành một số bảo tàng chuyên đề giới thiệu nghề truyền thống, bảo tàng nghệ thuật, cách mạng kháng chiến, cổ vật, lưu niệm danh nhân. Tiêu biểu như Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, Bảo tàng làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá - huyện Hoài Đức, Bảo tàng Cổ vật Tràng An… Nhiều doanh nghiệp đã tham gia ủng hộ, lắp đặt hàng trăm thiết bị luyện tập thể dục thể thao ngoài trời.

Có thể nói, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở từ TP đến cơ sở đã thực hiện tốt vai trò, vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển câu lạc bộ sở thích, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của người dân. Từng bước mở rộng, nội dung chương trình hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú và phù hợp hơn với nhu cầu người dân.

Một số quận, huyện có cách làm sáng tạo như: Quận Cầu Giấy xây dựng khá đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa từ quận đến tổ dân phố, đầu tư khu vui chơi giải trí cho trẻ em trong công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô và 03 Trung tâm văn hóa thể thao phường. Quận Long Biên có 90% tổ dân phố có nhà văn hóa và đã có 57 điểm được lắp đặt một số dụng cụ thể thao cơ bản tại các nhà văn hóa, vườn hoa, khu công cộng theo hình thức mở để người dân được tự do luyện tập vào tất cả thời gian.

Hầu hết diện tích đất xen, kẹt giáp ranh khu vực dân cư hoặc giáp các dự án đã được quận đầu tư để xây dựng vườn hoa, sân chơi vừa làm đẹp đô thị vừa quản lý đất đai, vệ sinh môi trường đồng thời là chỗ vui chơi, luyện tập cho người dân. Quận Hoàn Kiếm, nhiều tổ dân phố không có nhà văn hóa nhưng quận đã vận dụng kết hợp với đình, đền làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhiều huyện mặc dù còn khó khăn nhưng đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa ở thôn như Đông Anh đạt 99,2%, Ứng Hòa đạt 97,9%, và rất nhiều sáng tạo khác từ cơ sở.

Rõ nguyên nhân, giải pháp giải quyết các dự án chậm triển khai

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND TP nêu rõ 4 nhóm tồn tại vướng mắc phải tập trung khắc phục và khẳng định các nguyên nhân chủ quan, khách quan đã được nhận diện rõ; đồng thời yêu cầu rõ các đơn vị phải có biện pháp xử lý gắn với trách nhiệm, lộ trình thực hiện ngay.

Quang cảnh phiên giải trình
Quang cảnh phiên giải trình

Chủ tịch UBND TP nêu rõ, với dự án Công viên Kim Quy thì trách nhiệm UBND TP chậm trễ có lịch sử liên quan nhưng thời gian qua cơ bản các vướng mắc đã được tháo gỡ.

Với dự án Công viên văn hóa thể thao Đống Đa, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở QHKT cùng các sở, ngành liên, quận liên quan ở quận dứt điểm điều chỉnh quy hoạch xong trong hai tháng nữa.

Về việc lấn chiếm đất ở khu vực Thành Công cũ, Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện nay, TP đã đã giải tỏa được 132 hộ dân, 9000m2 tại khu vực ao Thước Thợ và khoảng 10.000m2 tại khu bãi rác Thành Công. Chủ tịch UBND quận phải quán xuyến chặt chẽ, không để tái lấn chiếm; thực hiện đồng bộ với giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ theo điều chỉnh quy hoạch.

Với 40 công trình các nhà văn hóa còn lại, thành phố sẽ tổng hợp, xem xét cụ thể và sẽ chỉ đạo để có 1 đề án hoặc kế hoạch cụ thể.

Chủ tịch UBND TP cũng nêu rõ, 6 giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Thứ nhất, theo tinh thần chỉ đạo Thủ tướng, TP, các đơn vị phải rà soát, cập nhật quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung để xử lý dứt điểm khâu quy hoạch sớm nhất. Thứ hai, TP sẽ quan tâm dành quỹ đất cho các thiết chế văn hóa và thể thao. Thứ ba, Hà Nội sẽ dành nguồn lực từ đầu tư công, thực hiện chính sách xã hội hóa. Thứ tư, là xây dựng các chính sách đặc thù xung quanh là con người. Thứ năm, Hà Nội sẽ bố trí ngân sách trong kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng (bao gồm cả đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ). Thứ sáu là là nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa, tăng cường quy chế quản lý sau đầu tư.

Với tinh thần cầu thị, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết, UBND TP sẽ luôn nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu và sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện ngay những nội dung được Thường trực HĐND TP kết luận ngày hôm nay và báo cáo kết quả thực hiện với HĐND TP tại các kỳ họp thường niên.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Làm rõ giải pháp đối với các dự án về văn hóa chậm triển khai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO