Thuộc tỉnh Kiên Giang, TP Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trung tâm của Tam giác phát triển kinh tế biển Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội.
Phát huy lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không, có đường bờ biển dài 10km và là thành phố ven biển duy nhất của vùng ĐBSCL, những năm gần đây nhiều dự án khu đô thị lấn biển, trung tâm thương mại, bến cảng du lịch…đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn Rạch Giá, tạo nên nét đặc biệt, biến Rạch Giá trở thành đầu mối tam giác phát triển của tỉnh. Ngoài ra, sự đầu tư về hạ tầng tại đây cũng tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, hình thành nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Có thể kể đến các công trình nổi bật ở đây như Khu đô thị lấn biển Phú Cường, đảo Phú Gia…
Khu đô thị Phú Cường – TP Rạch Giá (@metrip.app)
Ngoài có nhiều cảnh quan và tiềm năng sông nước biển đảo, Rạch Giá còn thu hút du khách bởi nền văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc các dân tộc, chủ yếu là người Việt, Hoa và Khmer. Biểu hiện của sự đa dạng và giao lưu văn hóa thể hiện ở các kiến trúc đình, chùa, các công trình thờ tự.
Với những tiềm năng trên, ngành dịch vụ, du lịch của thành phố trên đà tăng trưởng mạnh mẽ khi lượng khách du lịch tăng nhanh, đạt 1,8 triệu lượt khách/năm, tăng bình quân 22,09%/năm.
Trên nền tảng những thành tựu nổi bật đạt được, Rạch Giá đã xác định đến một mục tiêu cao hơn, phấn đấu đưa thành phố phát triển lên một tầm cao mới, một đô thị ven biển năng động, phát triển theo hướng bền vững.
Bến tàu Rạch Giá (@catalin_chitu_22_photography)
Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp đô thị công nghệ cao; đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ khách du lịch; phát triển đô thị văn minh – hiện đại – hài hòa…
Mặt khác, ngoài sự nỗ lực của Tỉnh và thành phố, sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy và góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, trong đó mới nhất là sự “vào cuộc” của hãng bay Bamboo Airways.
“Điểm sáng” đường hàng không
Cụ thể, từ đầu năm 2020, Bamboo Airways đưa vào khai thác 2 đường bay thẳng kết nối Rạch Giá với 2 trung tâm lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tần suất đều đặn hàng ngày.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên có đường bay thẳng kết nối thành phố tỉnh lỵ của Kiên Giang với Thủ đô, rút ngắn thời gian di chuyển xuống chỉ còn hơn 2 giờ bay so với phương thức dịch chuyển cũ. Dịch vụ hạng Thương gia cũng lần đầu tiên được Bamboo Airways triển khai trên chặng bay này, mang lại những dịch vụ cao cấp với nhóm khách hàng trung lưu.
Bamboo Airways khai thác 2 đường bay thẳng đến Rạch Giá
Đường bay này cũng được Hãng kỳ vọng góp phần giúp hành khách các tỉnh lân cận Kiên Giang như An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… có thêm lựa chọn khi muốn kết nối với thủ đô, thay vì di chuyển sang sân bay Cần Thơ như trước đây.
Lãnh đạo Bamboo Airways cho biết tùy theo nhu cầu thực tế đến Rạch Giá, Hãng sẽ tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến tăng tần suất của các đường bay hiện có, cũng như phát triển các đường bay mới để phục vụ du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Với Bamboo Airways, “An toàn là số 1”
Trong bối cảnh hiện tại, Bamboo Airways đang triển khai mạnh mẽ các hành động thiết thực để bảo vệ hành trình bay của hành khách như: phun khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn trên mọi tàu bay; đoàn tiếp viên sử dụng khẩu trang, găng tay y tế khi phục vụ hành khách; trang bị dung dịch khử trùng tại quầy làm thủ tục, cửa lên tàu bay và trên tàu bay, trên hết để đảm bảo tiêu chí “An toàn là số 1”.