Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Mạnh Hà| 08/02/2023 12:01

Được xem là Trường Đại học đầu tiên Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám không những là chứng nhân cho ngàn năm văn hiến mà còn là một quần thể kiến trúc cổ kính và độc đáo. Trước đây, Văn Miếu là nơi dựng các tấm bia đá ghi danh các hiền tài đỗ đạt trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ. Ngày nay, Quốc Tử Giám đã trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi bật thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

1.jpg
Văn miếu Quốc Tử Giám

Đến Văn miếu Quốc Tử Giám bằng cách nào?

Cách trung tâm Hà Nội (Hồ Gươm 2,5 km, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng các phương tiện giao thông công cộng, xe máy, ô tô hoặc xích lô. Nếu chạy xe máy thì từ phía Hồ Gươm, theo đường Tràng Thi rẽ sang Cửa Nam đi qua Nguyễn Khuyến để đến Văn Miếu.

Nên tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám vào thời gian nào?

Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám vào bất cứ thời gian nào trong trong năm. Đặc biệt vào mùa Xuân, dọc các tuyến phố Văn Miếu bạn sẽ bắt gặp các ông đồ với những gian hàng viết chữ thư pháp.

Tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám trong bao lâu?

Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám mất khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ. Tuy nhiên nên kết hợp tham quan với các địa chỉ khác nằm ở khu vực trung tâm thành phố mất khoảng nửa ngày đến một ngày.

Tham quan Văn miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?

  • Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang nghiêm;
  • Tuyệt đối không đội nón, mũ hay hút thuốc hay mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên Văn Miếu;
  • Khi dâng lễ thắp hương chỉ thắp 1 nén hương đúng nơi quy định;
  • Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo, cờ bạc trong Văn Miếu;
  • Đi nhẹ nói khẽ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường;
  • Không xâm hại đến các hiện vật, không viết vẽ, đứng ngồi lên, không xoa đầu rùa, bia Tiến sĩ và các hiện vật trưng bày khác.

Theo kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, thời gian tham quan di tích này chỉ mất từ 1 đến 3 tiếng. Vì vậy du khách nên có một lịch trình tham quan thêm các điểm khác gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hoặc Tháp Hà Nội…

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã chia sẻ những kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám thật hữu ích tới bạn! Nếu có dịp đến thăm Hà Nội bạn hãy nhớ ghé thăm nơi đây để cảm nhận được tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam trải dài xuyên suốt các thế kỷ!

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của Unesco
    Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 04/4/2025 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của Unesco.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO