Khôi phục giá trị phố nghề

HNM| 14/10/2020 08:11

Hà Nội vốn là đất “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”. Trải qua các giai đoạn phát triển, từ nhiều làng nghề, Hà Nội đã hình thành nên phố nghề, gắn với tên “Hàng” ngày nay. Khôi phục giá trị phố nghề không chỉ là giữ gìn giá trị truyền thống mà còn là một sản phẩm đặc sắc của phố cổ Hà Nội.

Khôi phục giá trị phố nghề
Cửa hàng của ông Nguyễn Phương Hùng, người thợ cuối cùng ở phố Lò Rèn (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Hà My

Từ làng nghề đến phố nghề xưa...

Thời nhà Lý, Thăng Long có 61 phường, chia làm ba khu vực: Sản xuất nông nghiệp, làng nghề và buôn bán. Gọi là làng nghề nhưng chỉ là nghề phụ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ. 

Ngoài các làng nghề nội sinh, mảnh đất này còn có nhiều nghề ngoại sinh, ví như nghề đậu bạc ở Định Công (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai), dệt thao ở Triều Khúc (nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì), nghề làm giấy dó ở Yên Thái (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ)... 

Theo thời gian, dân số kinh đô đông đúc hơn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn, nếu không có cơ sở sản xuất sẽ thiếu hàng hóa cho dân kinh thành. Với các làng nghề ở ngoại ô và các vùng miền, họ hiểu rằng nếu cứ quanh quẩn ở quê thì sản xuất mãi nhỏ lẻ, chỉ ra Thăng Long mới có cơ hội phát triển. Thế kỷ XVII, XVIII, dân các làng nghề ào ra Thăng Long. Họ mua đất gần nhau để thuận tiện cho việc mua nguyên liệu, bán hàng và cũng là để bảo vệ nhau nên mới hình thành các phường nghề. Hàng Đào chuyên nhuộm điều; Hàng Bạc chuyên đậu bạc, vàng; Hàng Bài chuyên sản xuất bài lá…, từ đó mới xuất hiện câu thành ngữ “Buôn có bạn, bán có phường”.

Họ vừa là chủ, vừa là thợ, cũng là người bán hàng. Căn nhà của họ chia ba phần, trong cùng làm xưởng sản xuất, phần giữa để ở, bên ngoài bán hàng, vì thế mới sinh ra phố nghề (phố là chữ Nôm, có nghĩa là cửa hàng). Nhờ phố nghề tấp nập, thương mại nhộn nhịp nên Thăng Long trở thành đô thị giàu có nhất nước với tầng lớp trung lưu đông đúc. Để giữ "nồi cơm", các gia đình ở phố nghề thường truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối, không dạy cho người bên ngoài.

Do đòi hỏi của người tiêu dùng và theo thời gian, nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao ra đời đã được các nhà buôn nước ngoài đặt hàng. Xưa, những mặt hàng được người nước ngoài ưa chuộng có: Lụa, the, đồ khảm trai, đồ mỹ nghệ sơn mài...

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội, quy hoạch lại Hà Nội theo kiểu phương Tây nên phố mới xuất hiện. Họ lại nhập khẩu nhiều mặt hàng, vì thế không ít sản phẩm truyền thống không thể cạnh tranh hoặc không còn phù hợp với xã hội mới, dẫn đến chỉ còn tên phố mà nghề thì không còn. Phố Hàng Thêu không còn thợ thêu, phố Hàng Bài không còn ai làm bài lá, phố Hà Trung không còn người may yên ngựa… Phố nghề "chết" nhưng làng nghề vẫn còn, và từ đây sinh ra mối quan hệ cộng sinh, các làng nghề sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ cửa hàng ở phố.

... Và ngày nay

Hiện, nhiều tên phố “Hàng” vẫn còn nhưng chỉ còn vài phố giữ được nghề xưa, như: Hàng Bạc, phố thuốc đông y Lãn Ông, phố Hàng Thiếc. Các nghề tiện gỗ, khắc dấu, làm mặt nạ trung thu bồi giấy… chỉ còn vài người theo nghề. Ông Nguyễn Phương Hùng, người thợ cuối cùng ở phố Lò Rèn chia sẻ, giờ máy móc đã thay thế lao động thủ công và cho năng suất cao hơn, nhưng vì muốn giữ nghề truyền thống của gia đình nên ông tiếp tục đốt lò. Lòng yêu nghề lớn hơn mục đích kinh tế của ông thật đáng quý.

Còn trên phố Hàng Bạc, vẫn còn người thợ thủ công hiếm hoi. Ông Nguyễn Chí Thành, 71 tuổi, ngày ngày tạo tác ra những món trang sức thủ công tinh xảo. Là thế hệ thứ tư của một gia đình chuyên nghề chế tác vàng bạc có gốc gác từ làng Định Công, ông Thành luôn trăn trở với việc gìn giữ nghề tổ cha ông. Đáng quý là hiện con, cháu ông Thành vẫn tiếp nối nghề. 

Thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các phố nghề. Phố thuốc đông y Lãn Ông hay phố Tạ Hiện được chỉnh trang, bảo tồn về kiến trúc, nhằm thu hút du khách. Mới đây, việc Hà Nội bắt đầu mở lối, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là khu trung tâm quận Hoàn Kiếm, sẽ mở ra nhiều cơ hội khôi phục, phát huy giá trị các phố nghề và nghề truyền thống.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân, Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6h sáng hôm sau, là điều kiện quan trọng để quận Hoàn Kiếm thí điểm phát triển kinh tế đêm. Trong đó, quận dự kiến sẽ quy hoạch, sắp xếp ngành hàng, phát triển các tuyến phố chuyên doanh, phố nghề truyền thống gắn với đặc điểm lịch sử, văn hóa của từng tuyến phố trong khu phố cổ. Đây rõ ràng là cú hích để các phố nghề có cơ hội tìm lại giá trị.

Dù đó là điều không dễ dàng song rất đáng để hướng tới. Bởi khôi phục phố nghề không chỉ là giữ gìn giá trị truyền thống mà còn là cách khai thác một sản phẩm đặc sắc của phố cổ Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Khôi phục giá trị phố nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO