Mỹ thuật

Khởi động Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam

Tịnh An 11:52 01/05/2023

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) vừa ban hành Thông báo số 213/TB-CMTNATL về tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức định kỳ 3 năm 1 lần với mục đích tổng kết hoạt động sáng tạo nghệ thuật của giới mỹ thuật (2020-2023), ghi nhận những thành tựu sáng tác của các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam; đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển mỹ thuật Việt Nam.

trien-lam-my-thuat-vn-2020.jpg
Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020.

Đây là dịp để tổng kết đánh giá những thành tựu sáng tác, thực trạng lực lượng, xu hướng sáng tác, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ sáng tác mỹ thuật hiện nay. Qua cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà nước và xã hội có cái nhìn toàn diện về nền mỹ thuật Việt Nam, từ đó có chủ trương, chính sách phù hợp để thúc đẩy nền mỹ thuật Việt Nam phát triển trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; Giúp công chúng yêu nghệ thuật có dịp hưởng thụ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, xuất sắc; Góp phần phát triển thị trường Mỹ thuật Việt Nam, giúp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp cận các tác phẩm có giá trị nghệ thuật.

Đối tượng tham gia triển lãm là các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam ở trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là công dân Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài.

Nội dung tác phẩm phản ánh sinh động cuộc sống lao động, học tập, sinh hoạt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vấn đề của đời sống đương đại. Khuyến khích các tác phẩm có sự tìm tòi, sáng tạo mới về nội dung và hình thức thể hiện. 

Ban tổ chức sẽ tuyển chọn tác phẩm qua 2 vòng. Vòng 1 gửi ảnh chụp tác phẩm tham gia tuyển chọn. Mỗi tác giả được gửi tham gia tối đa 3 tác phẩm. Vòng 2: sau khi có kết quả tuyển chọn ở Vòng 1, Ban Tổ chức sẽ thông báo đến các tác giả đã được chọn qua Vòng 1 gửi tác phẩm đến để chấm giải thưởng.

Tác phẩm được sáng tác trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023. Ban Tổ chức nhận ảnh chụp tác phẩm từ nay đến hết ngày 15/9/2023 tại địa chỉ: Phòng Mỹ thuật, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, 38 Cao Bá Quát, Phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội hoặc email: trienlammythuatvietnam2023@gmail.com

Cùng với việc lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải, Hội đồng nghệ thuật sẽ chọn ra các tác phẩm tiêu biểu thuộc các loại hình: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, video art... và các hình thức nghệ thuật đương đại khác để giới thiệu với công chúng trong triển lãm./.

Bài liên quan
  • Triển lãm "David Thomas và những người bạn"
    Từ ngày 24/4 đến ngày 29/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm "David Thomas và những người bạn" giới thiệu những sáng tác đồ họa của David Thomas và 21 họa sĩ Việt Nam. Sự cộng hưởng của các tác phẩm trong triển lãm như một tiếng nói thể hiện sức mạnh, tính chữa lành và hàn gắn của nghệ thuật.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Khởi động Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO