Khoảng trời ký ức của Nguyễn Hữu Quý

Ngô Đức Hành| 14/12/2021 16:07

Trường ca Chín cơn mưa và mẹ (NXB Quân đội Nhân dân, quý 1/2020) được Nguyễn Hữu Quý khởi thảo từ năm 2015, hoàn thành năm 2018 và xuất bản năm 2020. Đây là trường ca xúc động trên từng con chữ, gần như nhà thơ viết bằng nước mắt nhớ thương…

Khoảng trời ký ức của Nguyễn Hữu Quý

Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, cuối con sông Gianh, nơi có cảng Giang - một “địa chỉ đỏ” của lòng yêu nước chính là quê hương nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Nói đến cát quê hương anh, không ai không nhớ câu thơ của Tố Hữu “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Lớn lên con người đã lấm lem cùng cát, khi về với tiên tổ, những nấm mồ cũng chỉ là một núm cát lẫn vào trong muôn vàn nhấp nhô của nghĩa trang làng quê.

Cát là cả khoảng trời ký ức của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý: “Những câu thơ xác nhận/ cát là một phần của con/ miền Trung là một phần của con/ biển Đông là một phần của con/ không thể khác”. Cát không chỉ là Thanh Trạch mà là miền Trung, là Tổ quốc. Cát không chỉ là “Những cánh đồng van vát miền Trung/ neo vào Trường Sơn để không trôi ra biển”, mà còn là biển Đông, là chủ quyền và quyền chủ quyền Việt Nam về biển đảo. 

Hạt cát quê hương với Nguyễn Hữu Quý không còn là hạt cát, quê hương Thanh Khê, không đơn giản là nơi nhà thơ được sinh ra, lớn lên về mặt địa lý mà rộng lớn hơn đó là hồn vía quê mình, đất nước mình, dân tộc mình. Đọc trường ca này mới biết từng hạt cát, ngọn lông chông cô đơn trên trảng cát... dù là bình dị nhưng thật thiêng liêng. Bao hạt cát li ti trên những trảng cát dài là thế giới nội tâm, phổ cảm xúc trong thơ Nguyễn Hữu Quý, không riêng trong trường ca mới nhất của anh Chín cơn mưa và mẹ. Yêu quê đến da diết, và chính anh xác nhận: “Con đã gắn đời con và xứ sở/ để con được là mình/ để mãi mãi là con của mẹ/ tảo tần, ngay thẳng, thương yêu!”.

Cuộc đời của con người cũng như những hạt cát li ti ấy, gió cuốn đi. Những hạt cát bay đi, e cũng sẽ quay về với chính nơi nó ra đi. Những doi cát Quảng Bình, doi cát quê hương sẽ đầy lên mãi, tồn tại mãi. Đằng sau hạt cát của Nguyễn Hữu Quý ẩn chứa triết lý cuộc đời: 

Tuổi thơ con tắm gội quê hương
da thấm mặn như sinh ra từ muối
đi đâu, về đâu con cũng nghe sông gọi
từ eo lưng của Tổ quốc mình

Nguyễn Hữu Quý đã tìm thấy sự cứu rỗi khi nhớ về những trảng cát quê nhà, dẫu vạn vật có thể thay đổi. Cứ thế, cát thủy chung, nâng đỡ con người. Cát với Nguyễn Hữu Quý là thi ảnh, ngôn ngữ trữ tình, tạo nên sự khác biệt: “Trên trảng cát chim chiền chiện hót/ chúng bay ra từ trái tim con/ chiếc tổ ấm lót đầy rơm ký ức”. Cát vẫn là nơi phồn sinh cuộc sống, con chim chiền chiện ký thác cuộc đời, trái tim nhà thơ vì thế có tiếng hót phồn sinh, nảy nở.

***
Xã Thanh Trạch như bao xã miền Trung nói chung, Quảng Bình nói riêng ở ven biển đều “chang chang cồn cát” (thơ Tố Hữu). Trong thơ Nguyễn Hữu Quý: “Cát tụ thành cồn/ đồng làng ta đẹt bông thắt củ/ cát xộn xạo bay vào tận cửa/ miếng cơm/ lùa nắng chang chang”. Dòng họ Nguyễn của anh theo chúa Nguyễn Hoàng từ Thanh Hóa vào Nam, nhiều người dừng lại ở Quảng Bình mà lập nên làng, phát triển đến bây giờ: “Lập xóm dựng làng/ lên rừng xuống biển/ đẵn gỗ dựng nhà, cuốc đất làm rẫy/ cày xới phù sa nặng nhẹ chiêm mùa/ cây lúa ngậm phèn, củ khoai nếm mặn/ chèo thuyền vượt sông, giong buồm ra biển/ tựa rừng, hướng sóng mênh mang”. Từ bao đời nay, tìm kiếm sự sống ở những ngôi làng trên cát, không giản đơn. Có điều, “quê hương mỗi người chỉ một” (thơ Đỗ Trung Quân), Nguyễn Hữu Quý yêu làng như máu thịt: “Đi đâu con cũng mang làng theo/ bánh bột lọc, cháo canh mời láng giềng bè bạn”.

Thật thú vị khi đọc Chín cơn mưa và mẹ thấy ngôi làng cát trắng ấy, bao hình ảnh thân thương về cây cỏ trong vườn, trong làng hiện lên mồn một. Nguyễn Hữu Quý nâng niu quê nhà từ cỏ cây, hoa lá đến “cá biển cá đồng/ con nục, con trích, con tràu, con diếc” rồi gạo ruộng, sắn đồi, “hạt thóc mỏng, củ sắn cùi eo ọt”.  

Lớn lên giữa thời bom đạn, Nguyễn Hữu Quý như bao thanh niên khác ở làng lên đường nhập ngũ, nối gót cha anh bước vào cuộc trường chinh giải phóng. Vậy nhưng hình ảnh quả ớt mọi mọc trong vườn nhà, anh không bao giờ quên. Ở Khúc trở về - chương 9 của trường ca, Nguyễn Hữu Quý vẫn dành cho quả ớt mọi quê nhà với tình cảm nâng niu:

quả bé xíu chỉa lên trời chi chít 
có bữa con nghe ông trời hà thít 
vị trần gian cay rựng mặt mày.

Anh cũng nhắc đến chè vằng nơi quê nhà “van vát miền Trung”, nhắc đến “... hoa tía tô rung rinh đỏ/ bông bầu trắng, bông bí vàng/ hồn nhiên vui cười trên mặt đất/ hoa xoan tim tím trên đầu/ Giêng hai thơm thoang thoảng/ trời cao/ mây trắng lang thang...”. Và cuối cùng là cây cỏ quê nhà: “Cỏ là điệp khúc thời gian/ ra đi, trở lại/ an nhiên hồn nhiên tự nhiên/ Màu linh hồn xanh biếc/ cỏ ơi!”. 

Nguyễn Hữu Quý tự hào và nâng niu vùng trời ký ức của anh. Quê hương trong anh có vẻ đẹp lãng mạn “Trên trảng cát chim chiền chiện hót/ chúng vừa bay ra từ trái tim con/ chiếc tổ ấm lót đầy rơm ký ức”; có cả bóng dáng tảo tần của mẹ: “Quang gánh còn đây mẹ đã xa rồi/ thúng mủng đựng cái nhìn con trống trắng/ trong ngôi nhà rất nhiều im lặng/ con nhận ra những con số không”.

Tất nhiên, viết về người mẹ, dâng tặng mẹ, nhưng ngoài người mẹ “mang nặng đẻ đau”, cho anh hiện sinh còn một người mẹ đất nước, mẹ Tổ quốc. Hình ảnh “hai người mẹ” lồng vào nhau đi suốt cuộc đời binh nghiệp, từ làng ra đi rong ruổi suốt chiều dài đất nước và Khúc trở về như tên chương 9 của trường ca. 

Nhà thơ, Đại tá Nguyễn Hữu Quý - người có nhiều sáng tác về người lính, quê hương, đất nước. Ông cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, có thể thanh niên sẽ trở thành những “công dân toàn cầu”, nhưng một điều không thể khác được, đó là Tổ quốc - quê hương luôn được đặt trong tim họ. “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc…” (nhà văn người Nga I-li-a Ê-ren-bua). Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đang ấp ủ nhiều dự án về đề tài này. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sân khấu Việt hòa vào dòng chảy sáng tạo đương đại
    Trong kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang chứng minh sức sống mãnh liệt khi vững vàng bảo tồn di sản, tôn vinh giá trị cội nguồn, đồng thời không ngừng khám phá những hướng đi mới nhằm mở rộng tầm vóc nghệ thuật và chinh phục trái tim khán giả.
  • Nữ liệt sĩ, chiến sĩ biệt động người làng Đông Ngạc
    Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính) là một trong những nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Cuộc đời bà là hành trình cống hiến âm thầm nhưng vô cùng quả cảm cho cách mạng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Phường Yên Nghĩa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ UBND lần thứ Nhất
    Ngày 22/7, Đảng bộ UBND phường Yên Nghĩa (TP. Hà Nội) đã tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030 với tinh thần “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Đổi mới – Phát triển”. Đại hội Đảng bộ UBND phường Yên Nghĩa lần thứ Nhất đã thành công tốt đẹp, khẳng định tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của phường từ 1/7 đã được vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
  • “Chuyến bay màu xanh”: Vietnam Airlines cùng Bộ Công an lan tỏa thông điệp yêu thương
    Tiếp nối các hành trình mang thông điệp nhân văn trong những năm qua, “Chuyến bay màu xanh – Vì bình yên cuộc sống” được Vietnam Airlines phối hợp cùng Bộ Công an tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần tri ân và sẻ chia
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Mộc mạc hương vị bánh gio Liên Hồng
    Nhắc tới vùng đất xứ Đoài - huyện Đan Phượng trước đây, chúng ta thường nghĩ ngay đến mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Xưa kia Đan Phượng chính là kinh đô của nước Vạn Xuân dưới triều Hậu vua Lý Nam Đế. Không những vậy, Đan Phượng trước đây sở hữu những món ăn đã nổi tiếng khắp Thủ đô, như nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, cháo se Hạ Mỗ... và không thể không nhắc đến bánh gio Liên Hồng, nay thuộc xã Ô Diên - Thành phố Hà Nội.
  • Lắp rào kính cường lực trong điện Thái Hòa bảo vệ Ngai vua triều Nguyễn
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lắp đặt hệ thống hàng rào bằng kính cường lực để bảo vệ các bảo vật, hiện vật trưng bày ở điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện - chùm thơ là một nhắc nhớ về sự hy sinh mất mát của biết bao thế hệ vì độc lập tự do của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch để ứng phó với bão số 3
    Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương chủ động triển khai phương án bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quản lý; tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian có cảnh báo lũ...
  • Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
    Chiều 21/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức phiên thứ Nhất (phiên trù bị), Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
  • Phú Thượng: Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I
    Chiều 21/7, tại trụ sở Đảng ủy phường Phú Thượng, Ban Thường vụ Đảng ủy phường tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
  • “Những ngày phim Việt Nam” tri ân các anh hùng, liệt sĩ
    Từ ngày 21 đến 23/7, Viện Phim Việt Nam tổ chức “Những ngày phim Việt Nam” nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự kiện diễn ra tại rạp Ngọc Khánh, số 523 Kim Mã, Hà Nội.
  • Nhận diện thách thức - hành động đồng bộ
    Trong tiến trình xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, việc tạo lập và phát triển môi trường văn hóa là yêu cầu xuyên suốt, gắn với các chủ trương lớn của Đảng và định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cũng cho thấy nhiều vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, đồng bộ hơn trong giai đoạn tới.
  • Phường Sơn Tây tổ chức hoạt động tri ân các gia đình người có công dịp 27/7
    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/ 2025), sáng ngày 21/7, Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã tổ chức 3 đoàn đi thăm, tặng quà 16 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
  • Hà Nội chủ động, tập trung ứng phó bão số 3
    Ngày 20/7, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện số 08 /CĐ-UBND gửi Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã về việc chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Khoảng trời ký ức của Nguyễn Hữu Quý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO