Khóa đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu chất lượng cao đầu tiên theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam đã tốt nghiệp

Ly Ly| 30/07/2020 15:35

Sáng ngày 28/7/2020 tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã diễn ra Lễ tốt nghiệp khóa 1 chuyên ngành Vật lý trị liệu.

Khóa đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam đã tốt nghiệp

Ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội VLTL VN phát biểu tại Lễ tốt nghiệp

Hiện nay so với các nước trong khu vực thì Việt Nam thiếu hàng chục nghìn nhà vật lý trị liệu chất lượng cao có thể làm việc trong nước và quốc tế. Đây là khóa chất lượng cao đầu tiên đào tạo hoàn toàn theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Sinh viên ra trường có thể làm việc tại Việt Nam hoặc Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. “Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng nổ ở Việt Nam và nhiều nước cần thêm nhiều nhân viên y tế để chống lại đại dịch”, ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội Vật Lý trị liệu Việt Nam chia sẻ.

Giáo trình, phòng thực hành đều được trang bị đồng bộ, hiện đại như các trường của Nhật, các giáo viên chính đều từ Nhật Bản sang trực tiếp giảng dạy. Sinh viên học liên tục 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, các nhà trị liệu có khả năng đánh giá, tiên lượng và đưa ra chương trình trị liệu phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Các sinh viên học bằng tiếng Nhật. Bằng của trường được nhiều nước trên thế giới công nhận.

Khóa đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam đã tốt nghiệp

Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân khóa 1 Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Khóa đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu chất lượng cao đầu tiên theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam đã tốt nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO