Khi dịch giả bước ra công chúng

Phunu TPHCM| 29/08/2022 11:19

Dịch giả thường làm việc âm thầm, hiếm khi có dịp xuất hiện giao lưu, trò chuyện với công chúng. Và ở những lần ít ỏi xuất hiện, họ đã chia sẻ với bạn đọc rất nhiều thông tin thu hút, giá trị.

Nghe dịch giả nói

Talk show thứ tám của Công ty sách Thiện Tri Thức vừa được tổ chức với phần giao lưu của dịch giả - thạc sĩ Nguyễn Vân Anh, cùng cuốn sách Du hành vào cõi toàn thức (tác phẩm của nhà văn - nhà thôi miên trị liệu người Pháp Olivier Lockert). Đây là cuốn sách dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về “thôi miên nhân văn” và tác dụng của nó đối với việc trị liệu và nâng đỡ tinh thần.

Du hành vào cõi toàn thức không dễ đọc. Những chia sẻ từ phía dịch giả cũng như khách mời là tiến sĩ - bác sĩ Vũ Phi Yên xung quanh nội dung tác phẩm góp phần mở mang cho sự tri nhận kiến thức của người đọc, cũng như mở một lối tiếp cận dễ dàng hơn cho bạn đọc. 

Dịch giả Từ Hóa Hoàng Lan (người đội nón) trong buổi trò chuyện về tác phẩm J.Krishnamurti  nói về tình yêu,  tại nhà sách Cá Chép
Dịch giả Từ Hóa Hoàng Lan (người đội nón) trong buổi trò chuyện về tác phẩm J.Krishnamurti nói về tình yêu, tại nhà sách Cá Chép
Khi dịch giả bước ra công chúng

Trước đó, đơn vị từng tổ chức buổi giao lưu cùng dịch giả Từ Hóa Hoàng Lan về cuốn sách J.Krishnamurti nói về tình yêu tại TP.HCM. Phạm trù đề cập cũng như nội dung đậm chất thiền học và triết học. Dịch giả Từ Hóa Hoàng Lan gắn bó với bản dịch bằng sự yêu thích và thấu hiểu đặc biệt tác phẩm. Vì vậy những gì bà chia sẻ trong buổi giao lưu thực sự sâu sắc, truyền cảm hứng và góp phần lan tỏa giá trị tác phẩm.

Trên đây là hai trong số những talk show mà Thiện Tri Thức đã tổ chức (cả online lẫn offline). Bà Trần Phương Thảo - Giám đốc Công ty sách Thiện Tri Thức - cho biết, đơn vị tập trung vào các mảng sách văn hóa - giáo dục, tâm linh - chữa lành, khoa học - tôn giáo… Các buổi trò chuyện luôn bám sát nội dung sách, nhờ vậy chuyển tải đến người tham dự những câu chuyện, giá trị tích cực, thu hút khá đông bạn đọc.

Nếu các tác giả dễ dàng tổ chức những buổi ra mắt, giao lưu, ký tặng sách, thì dịch giả hiếm khi có những sự kiện như vậy. Họ lặng lẽ làm việc với bản thảo, sách chuyển ngữ, phát hành nếu best seller thì bạn đọc cũng chỉ nhớ nhiều đến tác giả.

Cầm trên tay cuốn sách Các cơ sở của số học - Một khảo sát logic-toán về khái niệm số (tác giả Gottlob Frege, dịch giả: Huỳnh Duy Thanh, Thư Hiên Dịch Trường) do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, chị Nguyễn Thái Thảo Nguyên - Giám đốc điều hành Thư Hiên Dịch Trường - nói rằng, mặc dù lao động của dịch giả đối với tác phẩm này rất vất vả, nhưng người đọc sẽ không mấy ai quan tâm đến tên người dịch - những người lặng lẽ đứng sau những tác phẩm chuyển ngữ. Công việc dịch thuật vất vả, gặp những trở ngại hay có những chuyện “bếp núc” quanh bản thảo thế nào, dịch giả cũng ít có dịp được chia sẻ. 

Trong thời gian dịch COVID-19, các đơn vị nỗ lực kết nối với bạn đọc, quảng bá tác phẩm bằng nhiều sự kiện online, các dịch giả đã tham gia chia sẻ nhiều hơn. Nhà xuất bản Phụ Nữ có các buổi giao lưu với dịch giả Hà Thế Giang (Châu Phi nghìn trùng), dịch giả Nguyễn Tấn Đại (Hoàng tử bé), dịch giả Lê Quang (Trái tim mù lòa)… Omega Plus Books có buổi trò chuyện cùng dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng (Súng, vi trùng và thép)… Khi các dịch giả được nói, rất nhiều thông tin đằng sau trang sách được chia sẻ, giá trị nội dung tác phẩm cũng như những điều thú vị, những khó khăn trong nghề dịch, những câu chuyện/thông điệp ý nghĩa được truyền tải đến người nghe.

Chuỗi talkshow Chuyện nghề dịch của Thư Hiên Dịch Trường không chỉ là câu chuyện về dịch giả mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp cho bạn trẻ
Chuỗi talkshow Chuyện nghề dịch của Thư Hiên Dịch Trường không chỉ là câu chuyện về dịch giả mà còn mở ra cơ hội nghề nghiệp cho bạn trẻ

Từ chia sẻ đến  truyền cảm hứng nghề

Thư Hiên Dịch Trường (không gian dịch thuật Thư Hiên của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn) vừa tổ chức talk show đầu tiên chủ đề Chuyện nghề dịch, với phần trò chuyện của dịch giả Hoàng Anh. Đây là dịch giả của những tác phẩm được yêu thích: Giải mã mê cung, Kẻ nhắc tuồng, Người ru ngủ, Người đàn ông mang tên Ove… Câu chuyện “bếp núc” về nghề dịch được anh chia sẻ chân tình, cởi mở, đồng thời có những góc nhìn về các chi tiết ấn tượng trong mỗi tác phẩm.

Chị Nguyễn Thái Thảo Nguyên cho biết, talk show với dịch giả Hoàng Anh là chương trình đầu tiên trong chuỗi sự kiện với các dịch giả của đơn vị. Thư Hiên Dịch Trường (ra mắt tháng 3/2021) là thư viện chuyên về triết học, hiện có hơn 10.000 tựa sách đa dạng thể loại. Ngoài việc phục vụ bạn đọc, đơn vị cũng dịch và xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng trên thế giới, sách về các chủ đề triết học.

Chuỗi talk show Chuyện nghề dịch là một hoạt động mới của Thư Hiên Dịch Trường. “Chúng tôi hướng đến những bạn trẻ quan tâm, yêu thích nghề dịch. Thông qua những buổi trò chuyện, dịch giả được đến gần hơn với bạn đọc, để biết họ là ai, họ có thể làm những công việc khác nhau, có những hoàn cảnh khác nhau, cùng gắn bó với nghề dịch và truyền cảm hứng đến người nghe” - chị Thảo Nguyên nói.

Mục tiêu của Thư Hiên Dịch Trường thông qua chuỗi sự kiện Chuyện nghề dịch là tìm kiếm những bạn trẻ muốn học hỏi, trở thành dịch giả. Tương lai xa hơn, đơn vị hy vọng có thể tiếp tục mở các lớp chuyên sâu về dịch thuật, nhằm xây dựng đội ngũ dịch giả trẻ gắn bó lâu dài. Thời gian tới, dự kiến vào tuần thứ ba mỗi tháng, tại Thư Hiên Dịch Trường sẽ có buổi giao lưu với dịch giả dịp cuối tuần.

(0) Bình luận
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • Tái bản cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà
    Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Khi dịch giả bước ra công chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO