Khi “bắt cóc” trở thành hội chứng

theo kinhtedothi.vn | 25/07/2017 11:09

Gần đây, những thông tin thất thiệt về việc thôi miên, bắt cóc trẻ em trên mạng xã hội đang thu hút được sự quan tâm rất lớn trên cộng đồng mạng xã hội.

Dường như thông qua đó, một số người dân vùng thôn quê thiếu hiểu biết pháp luật đang bị ám ảnh, chỉ cần vài cử chỉ được cho là bất thường của người lạ mặt là sẵn sàng quy chụp họ về hành vi bắt cóc trẻ em.

Nghi "bắt cóc" là hành hung
Ngày 5/7, 2 người đàn ông đi phun thuốc diệt muỗi đã bị người dân phường Quảng Phong (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) vây bắt, hành hung khiến họ phải nhập viện điều trị. Tiếp đến, ngày 15/7, người dân tại xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn lại hành hung một nạn nhân khác, sau đó được công an địa phương xác định nạn nhân là người có bệnh tâm thần.
Chiều tối 20/7, một sự việc tương tự nhưng nghiêm trọng hơn đã xảy ra tại xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Do nghi ngờ có hành vi thôi miên phụ nữ để bắt cóc trẻ em, người dân bị kích động đã lật, thiêu rụi xe ô tô của 2 nam thanh niên lạ mặt. Công an huyện Thanh Hà đã làm rõ và thông tin chính thức vụ việc. Theo đó, 2 người đàn ông được xác định rõ danh tính, làm việc tại một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Khi họ tìm hiểu mua đồ mộc, một phụ nữ tại xã Tân Việt tiếp chuyện cảm thấy chóng mặt, nghĩ mình bị thôi miên như một số thông tin đã đọc trên mạng xã hội nên chạy ra ngoài tri hô khiến sự việc sau đó hỗn loạn, mất kiểm soát.
Gần đây nhất, ngày 22/7, chị Lê Thị Bảy (SN 1977, ở xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) và chị Nguyễn Thị Phúc (SN 1965 ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) đến thôn Thái Phù, xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để bán tăm bông cũng bị người dân hành hung vì nghi bắt cóc trẻ em. Công an huyện Sóc Sơn đã xác định, chị Bảy và chị Phúc không có hành vi bắt cóc trẻ em… Trước những sự việc xảy ra, lực lượng công an địa phương sau khi xác minh, làm rõ đều tiếp tục điều tra những đối tượng hành hung người trái phép để xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Tuy nhiên, việc tuyên truyền để người dân hiểu, hành xử đúng pháp luật đang là bài toán chưa có lời giải cho chính quyền địa phương.
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Tiến sỹ - Luật sư Nguyễn An, Hãng luật Cộng đồng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: Hành vi của những người dân trong việc giữ, hành hung, phá hoại tài sản người bị nghi oan bắt cóc trẻ em nếu xét thấy có tính chất nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tùy vào mức độ của từng hành vi sẽ có mức xử phạt tương ứng, mức phạt tiền cao nhất lên đến 3 triệu đồng. Trường hợp các hành vi nêu trên nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Khi đó, các đối tượng này có thể đối mặt với các tội danh: Gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích; làm nhục người khác; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tùy theo mức độ, tính chất, hậu quả của vụ việc sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt từ vài tháng đến hàng chục năm tù giam.
Đối với hành vi cố tình đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội gây mất an ninh, trật tự xã hội, người vi phạm có thể bị xử phạt theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP, xử phạt hành chính đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc... với mức tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 122, Bộ luật Hình sự với mức phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
Nghiên cứu về tâm lý, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn - Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân) nêu quan điểm: Việc người dân quá khích, tự xử là biểu hiện của yếu tố lây lan tâm lý đám đông, có hiệu ứng từ mặt trái của mạng xã hội. Hiện tượng tâm lý đám đông có ở mọi lứa tuổi, song ở lứa tuổi còn trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, lập trường tư tưởng chưa vững, chính kiến chưa thực sự ổn định, thì tâm lý đám đông có tác động mạnh hơn. Tâm lý này tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì. Nếu sử dụng tâm lý đám đông để khuyến khích mọi người tham gia làm việc thiện, việc có ích cho cộng đồng, xã hội, thì là tốt. Ngược lại, lợi dụng nó để lôi kéo mọi người trong đám đông làm vịêc xấu, thì lại trở thành xấu.
Để ngăn ngừa hiện tượng trên, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải có biện pháp tuyên truyền để người dân biết thượng tôn pháp luật. Đồng thời, những sự việc xảy ra làm mất an ninh trật tự trong xã hội phải được cơ quan pháp luật xử lý kịp thời, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người dân.
(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
  • Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt với những câu chuyện gắn liền với văn hóa Việt Nam
    Ra đời từ những tâm hồn đồng điệu, mang trong mình tình yêu lớn với nghệ thuật, nhận được niềm tin yêu của khán giả, Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt sẽ tiếp tục kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam bằng những thanh âm, điệu múa giàu bản sắc dân tộc.
  • VTV – CMG công bố hợp tác kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt – Trung
    Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV – CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 diễn ra vào chiều 14/4 tại Hà Nội.
  • Lô PM3 CAA: Biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển
    Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
  • Hơn 2.000 chỉ tiêu trong Ngày hội việc làm tại Học viện Phụ nữ Việt Nam
    Ngày 9/4/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm và Phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên và người lao động.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Khi “bắt cóc” trở thành hội chứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO