Văn hóa – Di sản

Khai mạc lễ hội đền–chùa Bà Tấm và công nhận "Điểm du lịch Dương Xá"

Phương Anh 07:45 11/03/2023

Tối 10/3, tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 960 năm ngày Nguyên phi Ỷ Lan đăng quang; khai mạc lễ hội đền – chùa Bà Tấm và công bố điểm du lịch Dương Xá.

thai-anh-2a.jpg
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội dự buổi lễ.

Tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

Trình bày diễn văn tại buổi lễ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cho biết, Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến (1044-1117), quê ở làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội; trong một lần đi hái dâu gặp vua Lý Thánh Tông được vua đưa về triều đình, phong làm Nguyên phi.

Từ khi vào cung, Nguyên phi chuyên tâm học hỏi, phụ giúp quân vương nhiều kế sách dẹp loạn, an dân, vững vàng đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, đạt nền thái bình thịnh trị. Đặc biệt, trong bối cảnh đức vua qua đời, triều đình nhiều rối ren, Nguyên phi Ỷ Lan trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính, thực thi những biện pháp yên dân, định quốc. Ở vị trí cao nhất nhưng bà luôn gần gũi với dân, trực tiếp chỉ đạo chăm lo sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức kéo, nâng đỡ những người yếu thế trong xã hội, được nhân dân suy tôn là “Quan Âm Nữ”.

thai-anh-1.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội dâng hương tại Khu di tích đền - chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm).

Để tôn vinh và tưởng nhớ Bà, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, huyện Gia Lâm cùng Nhân dân và cán bộ xã Dương Xá đã xây dựng tượng Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan đứng cao 9,1m; nặng 30 tấn. Bức tượng này được xác nhận là tượng đúc bằng đồng nguyên chất lớn nhất Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 960 năm Ngày Nguyên phi Ỷ Lan đăng quang gắn với Lễ hội đền - chùa Bà Tấm 2023 nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn người con tài - đức của quê hương Dương Xá, Gia Lâm; giáo dục truyền thống yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, nêu cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa.

Dịp này, huyện Gia Lâm công bố “Điểm du lịch Dương Xá”, khai mạc “Tuần lễ du lịch Dương Xá”, với nhiều hoạt động phong phú, kỳ vọng thu hút đông đảo du khách tham dự, trải nghiệm những nét đẹp văn hóa trên quê hương của Nguyên Phi Ỷ Lan.

Tượng đôi sư tử đá và khám thờ sơn son thếp vàng ở cụm di tích Đền - chùa Bà Tấm đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2020.

thai-anh-4.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trao Quyết định công nhận điểm du lịch xã Dương Xá.

Bên cạnh đó, cũng tại buổi lễ, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang đã công bố quyết định của UBND thành phố Hà Nội công nhận "Điểm du lịch Dương Xá". Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã trao quyết định công nhận "Điểm du lịch Dương Xá" cho lãnh đạo huyện Gia Lâm.

Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Dương Xá tiếp tục gìn giữ, tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống quý báu tới du khách thập phương, đồng thời, tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bài liên quan
  • Khai hội chùa Quỳnh Lâm năm 2023
    Sáng 20/2, tại chùa Quỳnh Lâm thuộc quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần phường Tràng An, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) diễn ra lễ khai hội xuân Quý Mão 2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khai mạc lễ hội đền–chùa Bà Tấm và công nhận "Điểm du lịch Dương Xá"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO