Sự kiện & Bình luận

Khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND Thành phố khóa XVI

Phan Anh 25/02/2025 09:36

Sáng 25/2, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ chuyên đề), nhằm xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.

2b5a8366-1740448328084598883197.jpg
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp

Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; lãnh đạo đại diện các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH thành phố…

Phát biểu khai mạc kỳ họp Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, căn cứ các quy định của Luật và tình hình, yêu cầu thực tiễn của Thành phố; trên cơ sở thống nhất với UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 21 HĐND Thành phố để kịp thời xem xét, quyết định nhiều vấn đề lớn, quan trọng, cấp thiết của Thành phố, gồm:

Một là, HĐND Thành phố xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội: Trong thời gian qua, thực hiện các nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và đứng đầu là đồng chí Bí thư Thành ủy đã tập trung, khẩn trương, quyết liệt, lãnh đạo, chỉ đạo việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và đề xuất phương án sắp xếp, kiện toàn của Thành phố.

Kỳ họp này, HĐND Thành phố sẽ xem xét, quyết định việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính của Thành phố; quyết định điều chỉnh biên chế, chỉ tiêu lao động khối chính quyền và giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 cho các cơ quan, đơn vị khi thành lập, tổ chức lại theo quy định.

Đây là nội dung rất quan trọng để kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hai là, HĐND Thành phố xem xét, quyết nghị về bổ sung mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố năm 2025 tăng trưởng từ 8% trở lên theo kết luận số 123 ngày 14/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 25 ngày 05/02/2025 của Chính phủ.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, là tiền đề để Thủ đô và đất nước tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Việc điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố năm 2025 tăng trưởng 8% trở lên nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng của cả nước, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

Kỳ họp này, đề nghị các vị đại biểu HĐND Thành phố tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình, mục tiêu, kịch bản tăng trưởng và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá để kịp thời tháo gỡ các ách tắc, điểm nghẽn, tạo bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2025 đã đề ra.

Ba là, HĐND Thành phố xem xét về chủ trương đầu tư của 4 dự án đầu tư công rất quan trọng của Thành phố gồm: quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao thành phố Hà Nội triển khai dự án cầu Ngọc Hồi; điều chỉnh chủ trương dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Đây đều là những dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường (đây cũng là những vấn đề khó khăn, thách thức, đặt ra trong quá trình phát triển của Thành phố, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm, chỉ đạo, được cử tri, Nhân dân mong đợi và các công việc cũng đang được Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt).

Bốn là, HĐND Thành phố xem xét các nghị quyết chuyên đề, các cơ chế, chính sách để kịp thời đảm bảo công tác điều hành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố gồm: nghị quyết quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 theo Luật Đất đai 2024; Nghị quyết bố trí kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND Thành phố khóa XVI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO