Đời sống văn hóa

Khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024

KT 11:33 15/05/2024

Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.

146c2662f7-470c-44a9-891a-d7e2679a1e9a.jpg
Giới thiệu các vai diễn tham gia lễ hội. (ảnh: KTĐT)

Tối 14/5, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) tổ chức khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024.

Đây cũng là một trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024); chào mừng huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Tuần văn hóa du lịch Gia Lâm năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)...

Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.

Lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024 được tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 8/5 đến 17/5 (tức mùng 4 đến mùng 10 tháng Tư năm Giáp Thìn). Lễ hội Gióng đền Phù Đổng có phần lễ và phần hội đan xen nhau cùng nhiều hoạt động văn hóa truyền thống.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết: Gia Lâm là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, nơi giao thoa của hai dòng văn hóa Thăng Long - Kinh Bắc, mảnh đất “địa linh” sinh “nhân kiệt” và là quê hương của Đức Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, một trong “Tứ thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Câu chuyện về cậu bé Làng Gióng từ lâu đã in dấu trong mỗi thế hệ con người Việt Nam như một biểu tượng về lòng hiếu thảo, về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông bờ cõi. Để ghi nhớ công ơn của chàng trai làng Gióng, triều đình đã phong cho Ngài là “Phù Đổng Thiên Vương”, mẹ Gióng là “Thánh mẫu bảo vương”, cho lập đền thờ tại quê nhà.

Khu di tích đền Gióng xã Phù Đổng có 10 địa điểm liên quan, trong đó nổi bật nhất là đền Phù Đổng (hay còn gọi là đền Thượng) với quy mô bề thế, gồm nhiều hạng mục kiến trúc hiện còn bảo lưu được những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII – XVIII của kiến trúc đình làng vùng châu thổ Bắc bộ. Năm 2013, khu di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013. Trước đó vào năm 2010, lễ hội Gióng tại xã Phù Đổng đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hội Gióng xã Phù Đổng “là kịch trường dân gian rộng lớn, chứa đựng nhiều triết lý nhân văn sâu sắc, mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và Nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới”.

Nét độc đáo của lễ hội Gióng chính bởi tính cộng đồng và do cộng đồng lưu giữ, thực hành. Từ ngàn đời qua, hội Gióng đền Phù Đổng đã được cộng đồng lưu giữ, bảo vệ như một phần máu thịt. Hội Gióng là hội trận tiêu biểu, thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư; được trình diễn bằng hệ thống các biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa Việt./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO