Sự kiện & Bình luận

Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Thu Trang 10/11/2023 07:41

Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc "Festival Lễ hội Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.

khai-mac.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức khai mạc Festival.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai mạc, cùng dự có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đại diện một số tổ chức quốc tế và các nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh.

Trước giờ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Hà Nội, các địa phương và các nghệ nhân thợ giỏi đã làm Lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên.

bo-truong.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm đến các làng nghề, kinh tế nông thôn, các nghệ nhân, thợ giỏi. Các sản phẩm của các làng nghề được thổi hồn từ đôi bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo của đội ngũ trên hàng ngàn các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động để tạo ra các sản phẩm vừa phục vụ đời sống hàng ngày của người dân, vừa có tính thẩm mỹ góp phần tạo nên tính độc đáo của văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nêu rõ, trong khi đô thị được xem là đại diện cho mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thì nông thôn chính là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị cốt lõi thấm đậm tình người. Nếu như các thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ được xem là biểu hiện của sự năng động và khoa học kỹ thuật của các quốc gia thì tác phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề chính là nét Tinh Hoa.

Khi tài nguyên bản địa được kết tinh thành giá trị văn hóa xã hội, đậm đà bản sắc của mỗi quốc gia, dân tộc. Những di sản văn hóa phi vật thể của mỗi quốc gia thuộc loại hình thủ công truyền thống đã đóng góp giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội. Mỗi làng nghề đều gắn liền với câu chuyện đời sống vật chất, tinh thần, tiếp nối qua nhiều thế hệ và được chắt chiu nâng niu trong từng sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ gắn bó với nghề, với làng nghề để lan tỏa những nét đẹp giá trị tích cực cho cộng đồng cùng bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống, đóng góp với chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống và cộng đồng ngư dân nông thôn.

ct-thanh.jpeg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô Hà Nội với lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi giữ kho tàng, di sản và văn hóa đồ sộ, phong phú và giàu bản sắc dân tộc. Trong đó làng nghề truyền thống là một trong những nơi lưu trữ những giá trị lịch sử văn hóa vùng đất Thăng Long Hà Nội địa linh, nhân kiệt và sự giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền. Nhận thức sâu sắc giá trị của làng nghề và nghề truyền thống, thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 9 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, trong đó khẳng định ưu tiên phát triển nghề, làng nghề đến 2025 tầm nhìn đến 2030. Đồng thời có nhiều cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô.

d1.jpg
Không gian sáng tạo làng nghề Hà Nội tại festival năm nay.

Hiện nay, Hà Nội là địa phương và tập trung số lượng làng nghề và nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề của cả nước. Mỗi làng nghề của Hà Nội đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo, mang phong cách văn hóa địa phương có sức cạnh tranh cao trong thị trường trong nước và quốc tế.

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành trung tâm sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP của quốc gia tại Thủ đô gắn với du lịch, văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa; Đồng thời phát triển 9 trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện và thị xã.

d3.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục, địa chỉ thôn Bình Lăng, xã Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội đạt giải A với tác phẩm "Lọ hoa mẫu đơn".

Tại lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, Ban tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 cũng đã vinh danh 45 tác phẩm đạt giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc được tuyển lựa trong số 500 tác phẩm gửi dự thi của các nghệ nhân, thợ giỏi trên cả nước.

Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 nhằm bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa sang các địa phương khác.

giai-a.jpeg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trao giải A cho các tác giả tham gia Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Thông qua đó tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề; quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước; từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề./.

Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 9/11 đến 12/11. Trong khuôn khổ của sự kiện diễn ra Hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP. Các hoạt động trong khuôn khổ Festival bao gồm: Đêm biểu diễn Chương trình nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống; Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát triển làng nghề”; Hội thảo xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ; Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO