Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

T. Trang 20:15 06/05/2025

Sáng nay (6/5) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

vs1.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường và Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cùng các đại biểu dự khai mạc Đại lễ Vesak.

Chủ đề chính của đại lễ năm nay là: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Các chủ đề phụ như: “Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì Hòa bình thế giới”, “Tha thứ và chữa lành bằng Chánh niệm: Con đường hòa giải”, “Từ bi Phật giáo qua hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người”, “Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững”, “Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu”.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là hoạt động văn hóa của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến nay, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc đã được tổ chức 19 kỳ tại Trụ sở Liên hợp quốc và các nước trên thế giới.

Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công 3 kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc vào các năm 2008 với 87 nước tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội; năm 2014 với 95 nước tham dự tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; và năm 2019 với 112 nước tham dự tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 20 năm nay với các đoàn đại biểu đến từ 80 quốc gia và 5 vùng lãnh thổ tham dự, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại TP.HCM.

Tham dự Đại lễ có khoảng hơn 2.700 đại biểu, trong đó có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm các vị Tăng vương, Tăng thống, Pháp chủ, Chủ tịch các tổ chức Phật giáo trên thế giới; các vị cao Tăng, tiêu biểu các truyền thống Phật giáo lớn trên thế giới, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, phát triển cộng đồng Phật giáo thế giới; các nhà nghiên cứu, các học giả, giáo sư, tiến sĩ từ các trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng; các nhân sĩ tri thức Phật giáo trên thế giới và trong nước. Ngoài ra còn có nhiều kiều bào ta ở Hoa Kỳ, Canada, Úc châu, các nước châu Âu và các nước châu Á.

vs4.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại khai mạc Đại lễ.

Phát biểu khai mạc Đại lễ, Chủ tịch nước Lương Cường thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trân trọng gửi lời chào mừng tới toàn thể đại biểu trong nước và quốc tế. Chủ tịch nước khẳng định sự hiện diện của đông đảo đại biểu năm châu là minh chứng sinh động cho tinh thần đoàn kết, từ bi và hòa hợp – những giá trị cốt lõi trường tồn mà Đức Phật đã truyền dạy cho nhân loại.

“Đại lễ Vesak không chỉ là dịp thiêng liêng với hàng triệu tín đồ Phật tử, mà còn là cơ hội để nhân loại cùng nhau chiêm nghiệm, lan tỏa những giá trị nhân văn, cao quý của Phật giáo: từ bi, trí tuệ, hòa bình và bao dung”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước bày tỏ sự trân trọng và đánh giá cao chủ đề Vesak 2025: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”, cho rằng đây là lời kêu gọi đầy ý nghĩa trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như chiến tranh, bất bình đẳng, khủng hoảng môi trường và đạo đức xã hội.

Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam là quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời, luôn trân trọng vai trò của Phật giáo trong việc đồng hành cùng dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.

vs5.jpg
Đại lễ với sự tham dự của hơn 2.800 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 1.200 đại biểu quốc tế.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay tiếp nối truyền thống ấy, không chỉ tích cực hoằng dương Phật pháp, mà còn tham gia sâu rộng vào các hoạt động xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Nhấn mạnh sự kiện trọng đại này được tổ chức tại TP.HCM, ngay sau lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng rằng Vesak 2025 sẽ thành công tốt đẹp, là diễn đàn ý nghĩa để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa giá trị Phật giáo, đồng thời hiểu rõ hơn về văn hóa, con người và những nỗ lực xây dựng đất nước của Việt Nam.

vs2.jpg
Các đoàn đại biểu quốc tế và Việt Nam dự Đại lễ.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để bạn bè quốc tế khắp nơi trên thế giới đến với TPHCM; là cơ hội giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, đoàn kết và hòa hợp; để bạn bè quốc tế chứng kiến TP.HCM năng động, sáng tạo, phồn vinh, thịnh vượng sau 50 năm thống nhất đất nước, một đất nước Việt Nam hội nhập, phát triển, vươn mình cùng thế giới trong kỷ nguyên mới.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 còn là dịp khẳng định với cộng đồng quốc tế về chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam; về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam; về thành quả mà cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam thành tựu sau 50 năm đất nước thống nhất./.

Bài liên quan
  • Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa thông điệp hòa bình từ trái tim văn hóa Phật giáo
    Từ ngày 6 - 8/5/2025, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là sự kiện tâm linh quan trọng của Phật giáo toàn cầu, mà còn là minh chứng sống động cho hình ảnh Việt Nam - một quốc gia yêu chuộng hòa bình, gìn giữ bản sắc văn hóa và tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Bảo tàng Báo chí Việt Nam – "Ngôi nhà di sản" của những người làm báo
    Có một địa điểm rất đặc biệt giữa lòng Thủ đô Hà Nội được ví như “Ngôi nhà di sản” của nền báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức, sự dấn thân của người làm báo có khi đổi bằng nước mắt và máu, hay cả những trang báo lấm bụi thời gian – đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
    Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO