Giáo dục

Kế hoạch Tổ chức “Cuộc thi Tài năng nhảy, múa thiếu niên nhi đồng - Hà Nội năm 2023”

BTC 31/05/2023 16:55

Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội) và Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp tổ chức “Cuộc thi Tài năng nhảy, múa thiếu niên nhi đồng thành phố Hà Nội năm 2023”.

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

Chương trình là hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), với mong muốn cho các em thiếu nhi Thủ đô mùa hè bổ ích, ý nghĩa sau một năm học.

Chương trình sẽ trở thành một điểm văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh mang tính giáo dục cao dành cho các em thiếu nhi trong dịp hè, đặc biệt với các nội dung thi thuộc loại hình nghệ thuật dân gian sẽ góp phần bồi dưỡng, nâng cao tình yêu đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống cho học sinh của Thủ đô.

Góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ của Thủ đô, bồi đắp tinh thần cho các em, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa trẻ em, gia đình và cộng đồng trong công tác chăm lo giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

II.  ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Đơn vị tổ chức: Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội.

- Đơn vị thực hiện: Nhà hát Tuổi trẻ.

III. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC (dự kiến)
    Thời gian

    + Vòng Sơ khảo (Hình thức Online): Từ ngày 01 – 25 tháng 6 năm 2023;

    + Vòng Chung kết (Hình thức Trực tiếp): Ngày 21 tháng 07 năm 2023;

    + Đêm Gala trao giải vào hồi 20h ngày 22 tháng 7 năm 2023 – Có bán vé tham dự.

    (Truyền hình Trực tiếp trên kênh ANTV)

    - Địa điểm: Tại Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    IV. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

    - Thiếu niên, Nhi đồng đang học tập, sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội (kể cả các quận huyện ngoại thành) có độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi;

    - Học sinh thuộc các cơ sở đào tạo nghệ thuật, CLB nghệ thuật nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    V. CÁC QUY ĐỊNH CỦA CUỘC THI

    1. Cuộc thi được chia làm 02 bảng A và B với 2 thể loại chính là Nhảy và Múa
    BẢNG ABẢNG B
    1
    Thể loại Múa

    Thể loại Nhảy
    2
    Dân gian, Truyền thống

    Ballet, Đương đạiNhảy hiện đạiNhảy Dancesport
    3
    Múa Dân gian dân tộc, Dân tộc hiện đại và Truyền thống

    Ballet cổ điển, Ballet hiện đại,
    Múa Đương đại..
    Hiphop, Waacking, Breakdance, House, Locking, Stepping, Popping, Street..

    Chachacha, Rumba, Pasodoble, Tango, Waltz, Quickstep, Foxtrot, Viennese Waltz, Jive, Samba..

    - Cuộc thi được tiến hành 02 vòng: vòng Sơ khảo, vòng Chung kết. Vòng Sơ khảo bằng hình thức Online. Vòng Chung kết sẽ diễn ra trực tiếp tại Nhà hát Tuổi trẻ. Đêm Gala trao giải diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ (có Truyền hình trực tiếp).

    - Vòng Sơ khảo: Mỗi thí sinh, nhóm thí sinh biểu diễn 01 tác phẩm hoặc trích đoạn các vở Nhảy, Múa tự chọn. Sau đó sẽ quay video và gửi link Drive qua Email của Ban tổ chức (lưu ý: quay 1 hình toàn cảnh liền mạch, không sử dụng kỹ xảo trong clip). Hội đồng Giám khảo Vòng Sơ khảo sẽ đánh giá và lựa chọn thí sinh, nhóm thí sinh xuất sắc lọt vào Vòng Chung kết.

    - Vòng Chung kết: Mỗi thí sinh, nhóm thí sinh biểu diễn 01 tác phẩm hoặc trích đoạn các vở Múa thể hiện được năng lực, sở trường, tài năng của mình khi tham gia Cuộc thi.

    - Hội đồng Giám khảo Vòng Chung kết sẽ đánh giá và lựa chọn những thí sinh và nhóm thí sinh xuất sắc nhất.

    - Thí sinh dự thi trong các hình thức sau:

    + Solo (một người)

    + Duo (hai người)

    + Trio (ba người)

        + Thí sinh dự thi hình thức nhảy múa tập thể, không quá 12 thành viên.

    + Mỗi thí sinh chỉ được đăng kí thi nhiều nhất 02 lĩnh vực theo sở trường tốt nhất của mình tại bảng phân loại các Thể loại nêu trên (ghi rõ thể loại đăng ký trên mẫu đăng ký của BTC).

    + Tác phẩm cần có nội dung và thông điệp (mô tả hoặc giới thiệu ngắn gọn bằng văn bản trên mẫu đăng ký của BTC).

    + Có hình ảnh trang phục biểu diễn của tiết mục dự thi (gửi ảnh đính kèm trên mẫu đăng ký của BTC).

    VI. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI

    - Thí sinh được sử dụng các tác phẩm đã công bố; không sử dụng các tác phẩm thí sinh đã đạt giải trong các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật khác. Khuyến khích thí sinh đăng kí dự thi các tác phẩm múa mới sáng tác.

    - Thí sinh tham gia Cuộc thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền tác giả đối với tác phẩm dự thi (tác giả âm nhạc và biên đạo múa) và chấp hành đúng các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật hiện hành.

    - Các Thí sinh, Nhóm thí sinh lọt vào vòng Chung kết cần tuân thủ các quy định sau:

    + Thí sinh trình diễn 01 tác phẩm, thời lượng không quá 06 phút / 01 tác phẩm

    + Thí sinh sử dụng Âm nhạc cần có nguồn gốc (ghi rõ nguồn lấy ở đâu, tác giả là ai), âm nhạc cắt ghép được phép sử dụng (phải đảm bảo hình thức tiêu chuẩn âm nhạc); Không sử dụng ca khúc có lời làm nhạc múa.

    + Ban Tổ chức sẽ giới thiệu Biên đạo múa và Huấn Luyện múa cho các thí sinh và Nhóm Thí sinh có nhu cầu.

    VII. TIÊU CHÍ XÉT GIẢI THƯỞNG

            Mục tiêu của cuộc thi nhằm phát hiện những tài năng về lĩnh vực nhảy, múa lứa tuổi Thiếu niên, Nhi đồng nên sẽ đánh giá chủ yếu qua các yếu tố: 
    - Kỹ thuật: Kỹ thuật, kỹ xảo điêu luyện.

    - Nghệ thuật: Nghệ thuật diễn xuất sáng tạo, đúng thể loại của tác phẩm, biểu đạt nội dung, ý đồ nghệ thuật của biên đạo (theo lĩnh vực thí sinh lựa chọn dự thi).

    - Phong cách thể hiện: Phong cách biểu diễn sáng tạo, bộc lộ rõ vẻ đẹp ngôn ngữ hình thể, luật động cơ thể và cảm xúc của diễn viên với nội dung âm nhạc. Khuyến khích thí sinh có sáng tạo riêng thể hiện tác phẩm để bộc lộ tài năng.

    VIII. GIẢI THƯỞNG

    Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội và Nhà hát Tuổi trẻ tặng các giải thưởng (kèm theo tiền mặt) cho những tài năng biểu diễn Múa đạt kết quả xuất sắc theo tiêu chí trong Quy chế Chấm thi khen thưởng tại mỗi bảng thi.

      Cơ cấu giải thưởng:


    BẢNG A


    BẢNG
    B
    1
    01 Giải Đặc biệt

    (Dành cho thí sinh xuất sắc toàn năng ở cả 2 thể loại)
    2
    01 Giải Nhất

    01 Giải Nhất
    3
    02 Giải Nhì

    02 Giải Nhì
    4
    03 Giải Ba

    03 Giải Ba
    5
    04 Giải Khuyến khích

    04 Giải Khuyến khích

    Tất cả thí sinh lọt vào vòng Chung kết đều đc phát giấy Chứng nhận đã tham gia Cuộc thi để làm kỷ niệm.

    Ban Tổ chức sẽ trao các phần thưởng riêng cho Biên đạo múa có tác phẩm xuất sắc, sáng tác mới dành riêng cho cuộc thi; Huấn luyện viên xuất sắc cho thí sinh tham gia cuộc thi; Câu lạc bộ có nhiều thí sinh tham gia nhất.

    Không chấm điểm và xét giải cho các vai diễn phụ trợ.

    Trường hợp Cuộc thi có nhiều thí sinh, nhóm thí sinh xuất sắc, Ban Tổ chức báo cáo Ban Chỉ đạo để xem xét, quyết định.

    IX. KINH PHÍ

    Ban Tổ chức lo kinh phí tổ chức và kinh phí giải thưởng.

    Vòng Sơ khảo: Các thí sinh, nhóm thí sinh tham gia vòng sơ khảo phải đóng 300.000 đồng lệ phí dự thi.

    Vòng Chung kết: Các thí sinh, nhóm thí sinh vào vòng Chung kết khi tham gia phải đóng 500.000 đồng lệ phí dự thi.

    Lệ phí dự thi gửi về Tài khoản của Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội:

    + Ngân hàng Vietinbank: 120000000187 (chi nhánh Tp.Hà Nội – Hội Sở)

    + Nội dung khi gửi: Họ và tên Thí sinh, tên vòng thi (Sơ khảo hoặc Chung khảo) – tài năng

    X.  CÁCH THỨC THAM DỰ

    Thí sinh dự thi đăng ký về Văn phòng Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội qua email: Tainangmuahn2023@gmail.com or Link google.docs (quét mã QR code trên Poster chương trình để đăng ký)

    Hotline: 0386.11.0000 (Chị Hà) - 0974458886 (Anh Hiếu) - 0838270756 (Anh Phú).

    Hồ sơ đăng kí bao gồm (gửi qua Link Google.docs của Ban Tổ chức bằng cách quét mã QR code trên Poster chương trình):

    - 01 Ảnh Giấy khai sinh hoặc CCCD (Thí sinh được lọt vào vòng chung kết khi đi thi cần mang theo Giấy khai sinh để Ban tổ chức đối chiếu)

    - 01 Ảnh thẻ 4x6.

    - Link Drive video tác phẩm dự thi phòng sơ khảo.

    - Bảng mô tả ngắn gọn Nội dung tác phẩm dự thi

    - Ảnh trang phục biểu diễn của thí sinh dự thi

    XI. ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG

    Đơn vị bảo trợ truyền thông: Tạp chí điện tử Người Hà Nội (https://nguoihanoi.com.vn)

    Đơn vị hỗ trợ truyền thông: Cục Truyền thông Công an Nhân dân, Đài Truyền hình ANTV; các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương & địa phương đưa tin về chương trình./.

                                                                     BAN TỔ CHỨC         

    Bài liên quan
    • Tổ chức Cuộc thi Tài năng nhảy, múa thiếu niên nhi đồng thành phố Hà Nội năm 2023
      Với mong muốn góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ của Thủ đô, bồi đắp tinh thần cũng như tạo sân chơi cho các em có một mùa hè bổ ích và ý nghĩa sau năm học; đồng thời phát hiện những tài năng về lĩnh vực nhảy, múa lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội) và Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp tổ chức “Cuộc thi Tài năng nhảy, múa thiếu niên nhi đồng thành phố Hà Nội năm 2023”.
    (0) Bình luận
    Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
    • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
      Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
    • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
      Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
    • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
      Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
    • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
      Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
    • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
      Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
    Đừng bỏ lỡ
    • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
      Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
    • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
      H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
    • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
      Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
    • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
      Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
    • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
      Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
    • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
      Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
    • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
      Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
    • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
      Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
    • Một dạng từ láy
      Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
    • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
      Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
    Kế hoạch Tổ chức “Cuộc thi Tài năng nhảy, múa thiếu niên nhi đồng - Hà Nội năm 2023”
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO