Huyện Đông Anh: Lễ hội Đền Sái Xuân Quý Mão 2023

Kim Ngân| 30/01/2023 20:11

Ngày 12 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Thụy Lôi, huyện Đông Anh (Hà Nội) lại linh đình tổ chức Lễ hội Đền Sái, thu hút lượng lớn du khách tham gia trẩy hội.

z4070248391702_3e7793a8022d94ce0714a86a2215760f(1).jpg

Nghi thức Rước vua giả lên đền Sái tế Đức Huyền Thiên Trấn Vũ

Lễ hội Đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Trong suốt quá trình nhà vua xây thành, cứ đều đặn ngày đắp đêm lại bị đổ nên mãi mà thành vẫn chưa thể xây xong. Việc này là do yêu ma Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) phá hoại. Vốn dĩ tinh gà trắng ban ngày trú ẩn nơi núi Thất Diệu và chỉ xuất hiện, phá hoại việc xây thành khi trời chập tối mà thôi.

Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ mách kế chém giết tinh gà trắng nên việc xây thành Cổ Loa được hoàn thành. Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Chấn Vũ năm nào, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu. Ngôi đền thờ trên đỉnh Thất Diệu ngày ấy chính là Đền Sái ngày nay. Đền cũng chính là nơi Huyền Thiên tu luyện năm nào nên còn được gọi với cái tên khác là Vũ Đương Sơn.

Sau này, nhiều đời vua chúa đời sau cũng thường về đây bái yết vào mỗi độ xuân về. Nhận thấy việc đi lại quãng đường tương đối xa, hao phí tiền bạc và cả công sức của người dân nên vua đã ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Từ đó trở đi, Lễ hội Đền Sái đã được tổ chức đều đặn mỗi năm một cách trang trọng với đầy đủ những nghi lễ.

Ngày mùng 5, dân làng đã bắt đầu tu sửa đường xá, cầu cống để cung nghinh Vua về. 

Ngày mùng 6, dân làng lại cùng nhau ra đình cắm chỗ dựng dinh cho vua chúa và các quan.

Ngày mùng 8, dân làng sẽ cùng nhau làm gói bánh chưng, bánh dày, bánh tết để làm cỗ. Những loại bánh dân gian này được mọi người gọi là ‘bánh tiến Vua’.

Ngày mùng 9, mọi người sẽ chuẩn bị sính lễ với nhiều hoạt động như giết trâu bò, lợn để làm lễ Thánh, sau đó chia ra khao dân làng và binh lính.

Dân làng chọn ra người đóng vua giả, công chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là các ông lão vào tuổi 55. Vào ngày mùng 8 tết, họ phải chuẩn bị hai mâm cỗ với mâm lớn dâng lên đền Sái, mâm nhỏ mang ra cúng thành hoàng làng. Sau khi hoàn thành lệ làng, họ sẽ được gọi là quan thượng thính. Còn những ai đã qua lễ thượng thính đến tuổi 60 sẽ được đóng làm quan ‘tứ trụ’ với gồm quan trấn phủ, quan tám lý, quan đề lĩnh và quan tự vệ. 

Bên cạnh đó, người được chọn đóng làm vua giả phải là người khỏe mạnh, không có dị tật. Khâu chọn người đóng vua giả được diễn ra từ lúc người này làm lễ thượng thính, trải qua đôi lần đóng vai quan và chúa giả. Những ai trong độ tuổi 71 sẽ tự sắm áo thụng, mũ cánh chuồn và đôi hia, kiệu rước lộng lẫy sơn son thếp vàng.

Đúng ngày 12 tháng Giêng (âm lịch), mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng Vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng Chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau đó, Chúa sẽ vòng sang Đền Thượng cùng vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước.

Nghi thức chém gà tinh gắn liền với điển tích vua An Dương Vương được Đức Huyền Thiên Trấn Vũ trợ giúp diệt tinh gà trắng, xây thành Cổ Loa

Sau đó là lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành. Đầu gà trắng được làm bằng tre lấy cả gốc, phần dưới sơn trắng toàn bộ, phần trên cùng sơn màu đỏ làm mào. Cây tre phải được lấy ở nơi sạch sẽ và gọt đẽo cẩn thận.

Tiếng chiêng trống, kèn nổi lên, Chúa sẽ bắt đầu diễn xướng bằng bài mừng tựa. Sau mỗi câu Chúa xướng, các quan viên giơ cao đầu gà chạy vòng quanh sân trong tiếng hò reo của mọi người. Bài mừng tựa không có mẫu chung mà được người đóng Chúa biên soạn với nội dung xoay quanh việc Chúa diệt tinh gà trắng để vua Thục xây xong thành Cổ Loa.

Sau lễ ướm gươm và mừng tựa, cả đoàn rước sẽ tiến lên đền Sái, bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ, tổ chức lễ Thỉnh sinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người an lành, no ấm. Sau khi lễ kết thúc, yến tiệc được bày ra để mọi người đón lộc. Tiệc tan, chúa sẽ vào yết kiến vua theo đúng nghi lễ truyền thống và phải đi ba vòng quanh đình trước khi vào.

Sau khi lễ, vua chúa sẽ được rước trên kiệu, đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng, trang nghiêm. Đến cánh đồng Chầu, vua làm lễ bái vọng Đức Thánh Huyền Thiên trên đền Sái, sau đó cùng quan trở về đình. Đình được trang trí lộng lẫy với cờ xí rợp trời. Vua ngồi trên ngai sơn son thếp vàng đặt trên một sập cao chính giữa đình. Thềm đình bên phải là dinh Quan Đề Lĩnh và dinh Quan Tán Lý, còn bên trái là dinh Quan Tự Vệ. Phía đầu hồi đình bên phải là dinh Chúa, phía sau là dinh Quan Trấn Thủ.

Người dân náo nức tham gia Lễ hội Đền Sái

Trong buổi sáng ngày diễn ra lễ rước vua, ở khu vực đình còn tổ chức hát cửa đình và hát tuồng. Sang ngày hôm sau, một loạt những trò chơi dân gian cũng được tổ chức như đấu vật, chọi gà, cờ tướng để mọi người cùng nhau tham gia trẩy hội, vui chơi.

 

Bài liên quan
  • Huyện Đông Anh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động
    Huyện Đông Anh tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cổ vũ động viên tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, lao động sản xuất và làm đẹp bộ mặt địa phương, đặc biệt là trong thời đại số hiện nay.
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Huyện Đông Anh: Lễ hội Đền Sái Xuân Quý Mão 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO