Hà Nội

Huyện Chương Mỹ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Quỳnh Chi 07:16 19/03/2025

Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ (TP. Hà Nội) vừa ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 57).

Theo Quyết định nêu trên, Ban Chỉ đạo 57 của Huyện ủy Chương Mỹ gồm 14 đồng chí, trong đó đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng Ban Thường trực; đồng chí Trịnh Tiến Tường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chương Mỹ làm Phó Trưởng ban.

cmy-23.jpg
Thời gian qua, huyện Chương Mỹ có nhiều cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền Đề án 06, cải cách hành chính, chuyển đổi số. (Ảnh minh họa).

Các thành viên Ban Chỉ đạo 57 của Huyện ủy Chương Mỹ có các đồng chí: Phó Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Anh Viên; Bùi Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; Nguyễn Trường Năng, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy; Tô Thị Nhàn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy; Hoàng Minh Hiến, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; Vũ Xuân Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chương Mỹ; Nguyễn Đình Hải, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện; Vũ Ngọc Hòa, Chánh Văn phòng Huyện ủy; Chu Văn Khang, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện; Tống Văn Thái, Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Lê Duy Khang, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch.

Ban Chỉ đạo 57 của Huyện ủy Chương Mỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn, đó là nghiên cứu, đề xuất với Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xem xét, quyết định nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn huyện làm cơ sở để các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Trung ương và Thành ủy, Huyện ủy, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; rà soát cơ chế, chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính liên quan đến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để yêu cầu các cơ cơ quan có thẩm quyền của huyện xem xét, thực hiện hoặc kiến nghị với Trung ương, Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có hành vi trì hoãn, cản trở hoặc không thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm trong tổ chức thực hiện. Ban Chỉ đạo 57 của Huyện ủy Chương Mỹ chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về chủ trương, định hướng, giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chỉ đạo đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy về tình hình, kết quả công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 57. Xây dựng, ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo 57.

chuong-my.jpg
Huyện Chương Mỹ đã, đang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.

Các Ban Chỉ đạo khác hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thuộc huyện phải báo cáo và triển khai công việc theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 57 để đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo 57. Ban Chỉ đạo 57 của Huyện ủy Chương Mỹ có Tổ công tác giúp việc; số lượng nhân sự, nhiệm vụ cụ thể do Ban chỉ đạo quyết định. Ban Chỉ đạo giao Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo./.

UBND Thành phố Hà Nội vừa qua đã Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 đối với các sở, cơ quan tương đương sở; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố. Kết quả, huyện Chương Mỹ có chỉ số cải cách hành chính đạt 93,05%, xếp thứ 15/30 quận, huyện, tăng 15 bậc so với năm 2023 (năm 2023 Chỉ số cải cách hành chính huyện xếp thứ 29/30 quận, huyện).

Năm 2024 vừa qua, huyện Chương Mỹ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đặc biệt, huyện Chương Mỹ đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06. Huyện đã hoàn thành 42/43 chỉ tiêu, trong đó có 19 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch; hoàn thành 55/55 nhiệm vụ đạt 100%; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn kiện toàn, duy trì hoạt động của 207 Tổ chuyển đổi số cộng đồng, phát triển hạ tầng số, dữ liệu số; triển khai hiệu quả việc cài đặt, sử dụng ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi (năm 2024 huyện hoàn thành vượt chỉ tiêu cài đặt ứng dụng iHanoi Thành phố giao).

Theo kế hoạch năm 2025, huyện Chương Mỹ sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch cải cách hành chính gắn với việc thực hiện chủ đề công tác năm 2025 của thành phố Hà Nội “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số SIPAS, PARINDEX, PAPI.

Bài liên quan
  • Cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, đẩy mạnh các giải pháp phục vụ chuyển đổi số quốc gia
    Tại Chỉ thị số 07/CT-TTg vừa ban hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Huyện Chương Mỹ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO