Chuyển động Hà Nội

Huyện Ba Vì: Sẵn sàng cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Lệ Quyên 29/03/2024 20:46

Huyện Ba Vì đang tích cực triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Sắp xếp đơn vị hành chính đối với 3 xã

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội, về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn. Theo kế hoạch số 217/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, huyện Ba Vì có 3 xã phải thực hiện sắp xếp, sáp nhập gồm: Phú Phương, Châu Sơn và Tản Hồng thành 1 xã, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã với nhau để thành 1 đơn vị hành chính mới và có tên mới là Phú Hồng. Trụ sở Công an xã mới đặt tại xã Tản Hồng, trụ sở Ban Chỉ huy quân sự xã mới đặt tại xã Châu Sơn, trụ sở làm việc đặt tại trụ sở xã Phú Phương. Kết quả sau sắp xếp xã mới sẽ có tổng diện tích tự nhiên 16,67 km2, quy mô dân số 29.153 người

danh-sach-cu-tri-xa-tan-hong(2).jpg
Bảng niêm yết Danh sách cử tri lấy ý kiến sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 tại xã Tản Hồng

Ông Chu Huy Phương, Trưởng phòng Nội vụ cho biết: Thời gian qua, UBND huyện Ba Vì đã tập trung chỉ đạo 3 xã thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức hội nghị quán triệt chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và của huyện đến toàn thể Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ngành, đoàn thể. Đồng thời, thông qua các hội nghị, triển khai đến toàn thể người dân trên địa bàn các xã. Còn về công tác cán bộ, Phòng Nội vụ huyện Ba Vì cho biết số lượng cán bộ, công chức cấp xã hiện có của 03 xã sắp xếp đơn vị hành chính là 55 người (trong đó cán bộ: 31 người; công chức: 24 người); Số lượng cán bộ không chuyên trách hiện có của 03 xã là: 20 người; Số lượng cán bộ, công chức cấp xã bố trí cho đơn vị hành chính mới là: 28 người (trong đó cán bộ: 12 người; công chức: 16 người); Số lượng cán bộ không chuyên trách bố trí là: 19 người; Số lượng cán bộ, công chức dôi dư khi nhập 03 xã Châu Sơn, Phú Phương và Tản Hồng là 27 người (gồm: 19 cán bộ, 08 công chức cấp xã); cán bộ không chuyên trách là 01 người.

Về nội dung này, huyện Ba Vì sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách cụ thể, có phương án sắp xếp linh hoạt, khách quan đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, phù hợp với năng lực, vị trí công việc. Không gây bất cứ xáo trộn nào ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Bên cạnh đó, tiếp tục thông tin, tuyên truyền về chủ trương của huyện, Thành phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính của huyện nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và toàn thể nhân dân.

Sẵn sàng cho việc lấy ý kiến cử tri

Đến nay, huyện đã hoàn thành việc lập danh sách và niêm yết danh sách cử tri tham gia lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại trụ sở UBND 3 xã và Nhà Văn hóa các thôn. Được biết, tổng số cử tri của 03 xã lấy ý kiến là 17.985 người (trong đó xã Tản Hồng có 10.070 cử tri, xã Phú Phương có 4.595 cử tri, xã Châu Sơn có 3.320 cử tri

hom-phieu.jpg
Công tác chuẩn bị cho việc lấy ý kiến cử tri tại xã Tản Hồng

Thời gian lấy ý kiến sẽ được tiến hành trong 2 ngày 30/3 và 31/3. Ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết thêm: Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri diễn ra trong 2 ngày nhằm tạo điều kiện cho người dân làm ăn xa quê có thể về kịp để thực hiện quyền lợi và nghĩa vị của cử tri. Việc này cũng đảm bảo tính khách quan, dân chủ. Bên cạnh đó, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính 3 xã trên địa bàn huyện, mọi giấy tờ của người dân (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, căn cước công dân, bằng lái xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…) vẫn giữ nguyên giá trị. Khi có nhu cầu thay đổi thông tin theo địa giới hành chính mới, người dân sẽ được cấp có thẩm quyền hỗ trợ.

Nói về công tác chuẩn bị cho việc lấy ý kiến cử tri, Ông Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch UBND xã Tản Hồng chia sẻ: Xã Tản Hồng đã chuẩn bị xong cho việc lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, thời gian đầu triển khai, một số người dân chưa đồng thuận về tên gọi của xã mới và băn khoăn về việc phải cấp, đổi lại hồ sơ, giấy tờ sau khi sáp nhập. Nắm bắt được những băn khoăn đó, xã đã chủ động tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương, phương án của Thành phố và của huyện, cũng như những tiêu chí, yếu tố liên quan đến việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Đến nay, hầu như toàn thể nhân dân trong xã đã nhất trí và đồng thuận với phương án sáp nhập trên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Huyện Ba Vì: Sẵn sàng cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO