Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

Thanh Sơn| 17/10/2018 03:52

Đây là hội thảo quốc tế được Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức, diễn ra ngày 16/10 tại Hà Nội.

Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng
Quang cảnh hội thảo quốc tế (Ảnh: Thanh Sơn).

Phát biểu tại Hội thảo GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hội thảo nhằm tạo diễn đàn cùng trao đổi, thảo luận phương hướng hợp tác xuyên quốc gia về quản lý nguồn nước khu vực sông Mekong mở rộng với các vấn đề liên quan như điện, khai thác thủy sản, nông nghiệp cũng như các giải pháp cho xung đột trong quản lý nguồn nước.

Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng
GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thanh Sơn).

"Sau hội thảo sẽ công bố tài liệu chung với sự phối hợp với của một nhà xuất bản và chúng ta sẽ tiếp tục liên hệ phối hợp để dõi theo ấn phẩm này. Đây cũng là một trong những trách nhiệm chính của trường Đại học KHXH &NV, về phía chúng tôi mong muốn trở thành một trường đại học nghiên cứu và để  trở thành một trường đại học nghiên cứu chúng ta biết rằng ngoài chỉ số về lượng đầu người còn là chất lượng của các ấn phẩm được công bố. Bởi vậy, chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học sau hội thảo để liên hệ cập nhật thông tin với Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) cũng như chúng tôi và nhà trường cũng đã gửi đề xuất trong năm tới..." - GS.TS Phạm Quang Minh thông tin.

GS.TS Phạm Quang Minh cũng cho biết thêm, nếu như chủ đề này thật sự là một chủ đề thú vị thì sang năm chúng ta sẽ có thể tiếp tục chủ đề này và bên cạnh đó còn có các chủ đề khác trong cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi mong muốn sẽ được gặp lại các quý vị trong tương lai nếu như các quý vị mong muốn được làm việc với trường chúng tôi cũng như viện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS).

Theo đại diện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) ông Peter Girke cho rằng, sau khoảng 16 năm hợp tác với nhà trường và Viện KAS cũng hướng đến kỷ niệm 25 năm sự hiện diện của văn phòng KAS tại Việt Nam. Trong hơn nửa thời gian hiện diện ở Việt Nam chúng tôi được hợp tác với trường Đại học KHXH&NV, có thể nói đó là một điều rất tuyệt vời với chúng tôi và chúng tôi rất vui mừng vì được thấy sự tham gia của nhiều chuyên gia không chỉ của Việt Nam mà các chuyên gia Quốc tế rất quan tâm đến chủ đề này.

Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng
Đại diện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) ông Peter Girke phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thanh Sơn).

Có thể nói đây là hội thảo quốc tế quan trọng, các chuyên gia thảo luận tại hội thảo để phân tích, nhìn nhận những thách thức và cơ hội để giúp chúng ta quản lý nguồn tài nguyên nước ở tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng.

Khu vực sông Mêkông được coi là mạch sống của khu vực Đông Nam Á, khoảng 70 triệu người sinh sống dựa vào sông Mêkông để đảm bảo cuộc sống của mình, nguồn cung ứng nước, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, thủy điện…

Gần đây, chúng ta có thể thấy được những nỗ lực phối hợp, hợp tác thúc đẩy các hoạt động kinh tế giữa các nước tại khu vực vùng sông Mêkông hơn 20 năm qua. Bên cạnh đó, còn có một số thách thức liên quan đến khu vực này như: tăng trưởng dân số tại các quốc gia, việc phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, xây dựng đập thủy điện còn nhiều bất cập để có thể sản xuất năng lượng cũng là nguyên nhân giảm trữ lượng cá, hướng tới nguy cơ suy nguồn nước tác hại xấu đến môi trường…

Đặc biệt Việt Nam là quốc gia có khu vực châu thổ sông Mêkong có thể bị ảnh hưởng đáng kể như quản lý, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nơi khu vực.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và chia sẻ nhiều sáng kiến đề xuất các các nước tiểu vùng sông Mêkong như: giảm thiểu cháy rừng, kiểm soát ô nhiễm khói mù trong mùa khô, quản lý nguồn nước, phát triển bền vững sông Mêkong, hợp tác phát triển bền vững sông Mêkong - Lan Thương trong bối cảnh mới, tiếp cận khu vực sông Mêkong như một không gian địa văn hóa…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mêkông mở rộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO