Hợp tác quản lý nguồn nước tiểu vùng sông Mêkông mở rộng
Tin tức - Ngày đăng : 03:52, 17/10/2018
Quang cảnh hội thảo quốc tế (Ảnh: Thanh Sơn).
Phát biểu tại Hội thảo GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hội thảo nhằm tạo diễn đàn cùng trao đổi, thảo luận phương hướng hợp tác xuyên quốc gia về quản lý nguồn nước khu vực sông Mekong mở rộng với các vấn đề liên quan như điện, khai thác thủy sản, nông nghiệp cũng như các giải pháp cho xung đột trong quản lý nguồn nước.
GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thanh Sơn).
"Sau hội thảo sẽ công bố tài liệu chung với sự phối hợp với của một nhà xuất bản và chúng ta sẽ tiếp tục liên hệ phối hợp để dõi theo ấn phẩm này. Đây cũng là một trong những trách nhiệm chính của trường Đại học KHXH &NV, về phía chúng tôi mong muốn trở thành một trường đại học nghiên cứu và để trở thành một trường đại học nghiên cứu chúng ta biết rằng ngoài chỉ số về lượng đầu người còn là chất lượng của các ấn phẩm được công bố. Bởi vậy, chúng tôi rất mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học sau hội thảo để liên hệ cập nhật thông tin với Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) cũng như chúng tôi và nhà trường cũng đã gửi đề xuất trong năm tới..." - GS.TS Phạm Quang Minh thông tin.
GS.TS Phạm Quang Minh cũng cho biết thêm, nếu như chủ đề này thật sự là một chủ đề thú vị thì sang năm chúng ta sẽ có thể tiếp tục chủ đề này và bên cạnh đó còn có các chủ đề khác trong cuộc sống của chúng ta. Chúng tôi mong muốn sẽ được gặp lại các quý vị trong tương lai nếu như các quý vị mong muốn được làm việc với trường chúng tôi cũng như viện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS).
Theo đại diện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) ông Peter Girke cho rằng, sau khoảng 16 năm hợp tác với nhà trường và Viện KAS cũng hướng đến kỷ niệm 25 năm sự hiện diện của văn phòng KAS tại Việt Nam. Trong hơn nửa thời gian hiện diện ở Việt Nam chúng tôi được hợp tác với trường Đại học KHXH&NV, có thể nói đó là một điều rất tuyệt vời với chúng tôi và chúng tôi rất vui mừng vì được thấy sự tham gia của nhiều chuyên gia không chỉ của Việt Nam mà các chuyên gia Quốc tế rất quan tâm đến chủ đề này.
Đại diện Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) ông Peter Girke phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Thanh Sơn).
Có thể nói đây là hội thảo quốc tế quan trọng, các chuyên gia thảo luận tại hội thảo để phân tích, nhìn nhận những thách thức và cơ hội để giúp chúng ta quản lý nguồn tài nguyên nước ở tiểu vùng sông Mê - Kông mở rộng.
Khu vực sông Mêkông được coi là mạch sống của khu vực Đông Nam Á, khoảng 70 triệu người sinh sống dựa vào sông Mêkông để đảm bảo cuộc sống của mình, nguồn cung ứng nước, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, thủy điện…
Gần đây, chúng ta có thể thấy được những nỗ lực phối hợp, hợp tác thúc đẩy các hoạt động kinh tế giữa các nước tại khu vực vùng sông Mêkông hơn 20 năm qua. Bên cạnh đó, còn có một số thách thức liên quan đến khu vực này như: tăng trưởng dân số tại các quốc gia, việc phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, xây dựng đập thủy điện còn nhiều bất cập để có thể sản xuất năng lượng cũng là nguyên nhân giảm trữ lượng cá, hướng tới nguy cơ suy nguồn nước tác hại xấu đến môi trường…
Đặc biệt Việt Nam là quốc gia có khu vực châu thổ sông Mêkong có thể bị ảnh hưởng đáng kể như quản lý, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nơi khu vực.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và chia sẻ nhiều sáng kiến đề xuất các các nước tiểu vùng sông Mêkong như: giảm thiểu cháy rừng, kiểm soát ô nhiễm khói mù trong mùa khô, quản lý nguồn nước, phát triển bền vững sông Mêkong, hợp tác phát triển bền vững sông Mêkong - Lan Thương trong bối cảnh mới, tiếp cận khu vực sông Mêkong như một không gian địa văn hóa…