Hợp tác hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước

Hoàng Lan/VNHN| 26/02/2020 08:45

Trước diễn biến phức tạp mới dịch virus Covid-19 tại các quốc gia có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đang làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động tại các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. 

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường, chi tiết tới từng địa phương, khu vực; Nêu các phương án hỗ trợ người lao động ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh theo quy mô lao động, như dưới 1000 người, từ 1000 - 5000 ngàn người, từ 5000 - 20.000 người. Trong từng phương án, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo.

Các giải pháp về ngoại giao như trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nước tiếp nhận lao động. Các giải pháp về tuyên truyền cho người lao động; phương án trong trường hợp các thị trường khác ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc, đồng thời triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Cục Việc làm rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đặc biệt là lao động Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hợp tác hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các đơn vị hoàn thiện các phương án trong chiều ngày 24/2.

Cục Việc làm cần thống kê cụ thể số lượng lao động, chuyên gia đang làm việc tại từng địa phương, đặc biệt là số lao động, chuyên gia sắp quay trở lại Việt Nam; Nêu các phương án cách ly, chữa bệnh khi người lao động, chuyên gia vào Việt Nam làm việc. 

Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu các đơn vị khác của Bộ xây dựng các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương xử lý trong trường hợp người lao động đình công, ngừng việc tập thể liên quan tới dịch bệnh Covid-19; Đề xuất các phương án liên quan tới vấn đề chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian công bố dịch bệnh theo tại Bộ luật Lao động. đồng thời nghiên cứu, đề xuất các phương án chi trả chế độ ốm đau đối với người lao động bị cách ly.

Dự kiến, sáng 25/2, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sẽ chủ trì cuộc họp với tập thể lãnh đạo Bộ, Cục để thống nhất phương án để đề xuất, tham mưu Chính phủ. Ông Vũ Trường Giang, Trưởng phòng Ban Quản lý lao động Nhật Bản – Đông Nam Á cho biết, tại thị trường Nhật Bản, theo thống kê hiện có khoảng 220 nghìn thực tập sinh Việt Nam đang làm việc.

Trước tình hình dịch virus Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Nhật cũng đang thực hiện khẩn trương các biện pháp khoanh vùng, dập dịch. Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản cũng đang phối hợp với các cơ quan nước sở tại tuyên truyền, phổ biến các cách phòng chống dịch Covid-19 n cho người lao động. Theo ông Giang, qua nắm tình hình của Ban Quản lý lao động đến nay chưa phát hiện lao động Việt Nam tại nước này nhiễm virus Covid - 19.

https://vietnamhoinhap.vn/article/hop-tac-ho-tro-lao-dong-tai-han-quoc-nhat-ban-ve-nuoc---n-27345

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO