Hội thảo: “Tài chính Tiêu dùng – Kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế”

PV| 18/10/2022 20:27

Ngày 18/10/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tổ chức Hội thảo: “Tài chính Tiêu dùng – Kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế”, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

f3ac75f1a61861463809(1).jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo

Không nằm ngoài xu thế ở các nước trên thế giới, sự phát triển của tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua đã được ghi nhận không chỉ bởi sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng mà còn bởi những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế xã hội. Trong 05 năm gần đây, tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Đến ngày 30/6/2022, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% so với cuối năm 2021, trong đó cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng đạt khoảng 2,32 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 22,22% dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 11,56% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đạt 140.257,6 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2021; trong đó dư nợ cho vay tiêu dùng và dư nợ phát hành thẻ tín dụng tăng lần lượt là 10% và 19% so với cuối năm 2021. Những số liệu trên cho thấy, tài chính tiêu dùng đang góp phần giúp người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, tiếp cận được dòng vốn của các công ty tài chính chính thức, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

9f77ee4443ad84f3ddbc.jpg
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực NHNN phát biểu tại Hội thảo

Theo NHNN cho biết, hiện nay chỉ có 16 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động với 17 chi nhánh, 41 văn phòng đại diện và 74.337 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc. Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của khối các công ty tài chính là 240.348 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với thời điểm cuối năm 2021; Vốn điều lệ của các công ty tài chính là 31.235 tỷ đồng, tăng 3,54% so với thời điểm cuối năm 2021, trong đó Công ty tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng có mức vốn điều lệ cao nhất là 10.928 tỷ đồng.

Hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác có liên quan trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, dù đang tích cực giúp người dân tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, qua đó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, nhưng hoạt động/thương hiệu của các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép lại đang bị hiểu nhầm/đánh đồng với các công ty tài chính mạo danh, không hoạt động theo Luật Các TCTD hay các quy định pháp luật ngân hàng khác (ví như: một số công ty tư vấn tài chính, công ty đầu tư tài chính, các công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các công ty fintech cho vay online, các App cho vay... không phải do NHNN cấp phép, không phải là TCTD) - những công ty này tự đặt tên mập mờ là “công ty tài chính” và cũng thực hiện hoạt động cho vay, dễ gây hiểu nhầm như công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Bất kỳ tổ chức nào không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mà sử dụng cụm từ “công ty tài chính” “hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong các phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổ chức tín dụng” là vi phạm quy định tại Điều 5 về “Sử dụng thuật ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng”, Luật Các tổ chức tín dụng,

Nhằm giúp công luận hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa các công ty tài chính là các TCTD hoạt động theo các quy định pháp luật về ngân hàng với các loại hình công ty tài chính không phải là TCTD, các cửa hàng cầm đồ, các App cho vay, các cá nhân cho vay thông qua các hình thức hụi, họ… để người dân, đặc biệt là người yếu thế tin tưởng và yên tâm tìm tới những công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép vay vốn để phục vụ mục đích chính đáng của mình, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tổ chức Hội thảo: “Tài chính Tiêu dùng – Kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế”.

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết, các ý kiến đóng góp trong hội thảo sẽ được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tập hợp làm cơ sở đề xuất lên Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành để từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy tín dụng tiêu dùng chính thức, hướng tới đẩy lùi tín dụng đen.

Bài liên quan
  • HLV Park Hang Seo chia tay bóng đá Việt Nam sau AFF Cup 2022
    Quyết định chia tay bóng đá Việt Nam sau AFF Cup 2022 đã được nhà cầm quân người Hàn Quốc chính thức xác nhận ngày 17-10. Điều này được xem là không bất ngờ bởi giữa LĐBĐ Việt Nam (VFF) và HLV Park Hang Seo đã có những thông tin nội bộ cho nhau nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho đội tuyển quốc gia Việt Nam sau khi ông Park rời khỏi cương vị HLV trưởng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Hà Nội tiên phong tích hợp thủ tục hành chính trong Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
    Các thủ tục hành chính trong Đảng đã được số hóa và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đây là bước đi đột phá, thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu của Thành phố Hà Nội trong triển khai chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa chủ trương chuyển đổi số trong toàn hệ thống chính trị.
  • Hà Nội: Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo số 1639/ TB-SGĐT về việc công khai tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo: “Tài chính Tiêu dùng – Kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO