Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới”

PV| 20/12/2021 10:38

Từ ngày 18 - 19/12/2021, Trường Đại học Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (Bộ Giáo dục Trung Quốc) và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới” theo hình thức trực tuyến.

 Được biết Hội thảo nhằm tạo diễn đàn kết nối các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trong và ngoài nước trao đổi những vấn đề, xu hướng nghiên cứu đang phát triển nhất hiện nay; thúc đẩy đổi mới trong giáo dục tiếng Trung Quốc tại Việt Nam.
Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới”

Tham dự Hội thảo có ông Trần Nam Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo), ông Bành Thế Đoàn - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, GS. Tô Quế Phát - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc). Về phía Trường Đại học Hà Nội có TS. Phạm Ngọc Thạch - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Nguyễn Văn Trào - Hiệu trưởng cùng với các thầy, cô trong Ban giám hiệu; các thầy, cô là lãnh đạo đại diện cho các phòng, khoa, ban trong nhà trường. Hội thảo còn có sự tham gia của các chuyên gia người nước ngoài đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan để trình bày báo cáo tại phiên toàn thể, gần 40 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước báo cáo tại 6 tiểu ban và một số nghiên cứu sinh, tiến sĩ đã và đang nhận học bổng “Chương trình Tân Hán học” cùng những người quan tâm.

Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới”
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội - Lương Ngọc Minh phát biểu tại Hội thảo.

Thay mặt cho Trường Đại học Hà Nội phát biểu khai mạc, Phó hiệu trưởng Lương Ngọc Minh hân hoan gửi lời chào đón tới các vị đại biểu tham dự Hội thảo ngày hôm nay. Phó Hiệu trưởng khẳng định: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ đặc biệt, có tình hữu nghị sâu sắc, có sự giao lưu hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục. Tại Việt Nam, số người học tiếng Trung Quốc ngày càng nhiều. Trong đó, Trường Đại học Hà Nội là trường giảng dạy ngoại ngữ hàng đầu ở Việt Nam; khoa tiếng Trung Quốc với tuổi đời trên 60 năm đã đào tạo ra hàng chục ngàn sinh viên theo học tiếng Trung Quốc. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 03 bậc: Cử nhân; thạc sĩ, tiến sĩ, số lượng sinh viên theo học chuyên ngành tiếng Trung Quốc xếp thứ hai toàn trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, số lượng thí sinh tham dự kì thi HSK, HSKK tại điểm thi Viện Khổng Tử của Trường Đại học Hà Nội cũng không ngừng tăng nhanh. Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới” có ý nghĩa thúc đẩy việc nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam. Thông qua Hội thảo, các thầy cô, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ có cơ hội tốt để mở rộng giao lưu học thuật và nghiên cứu, cập nhật thêm kiến thức mới, nhằm nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ.

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Nam Tú cho biết hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước có số lượng lưu học sinh đông nhất tại Trung Quốc (khoảng 13.000 người). Số lưu học sinh Trung Quốc học tập, nghiên cứu tại Việt Nam cũng ngày càng tăng, khoảng trên 4.000 người. Tại Việt Nam hiện có hơn 30 cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, có 27 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục Trung Quốc và Việt Nam được Bộ GD&ĐT cấp phép. Cùng với đó là sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học thuật của các học giả – những người quan tâm vun đắp cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc - ngày một nhiều hơn, góp phần tích cực cho việc tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung Quốc và tìm hiểu văn hoá Trung Hoa giữa các nước trong khu vực trong thời kỳ hội nhập. Hội thảo được tổ chức hôm nay là diễn đàn giúp cho các học giả, giáo viên dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, phát hiện và bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài xuất sắc trong lĩnh vực này, góp phần quan trọng trong việc tăng cường sự hợp tác, giao lưu văn hoá, kinh tế giữa hai quốc gia, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đất nước. Nhân dịp này, ông Trần Nam Tú cũng gửi lời cám ơn tới Trung tâm Hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (Bộ Giáo dục Trung Quốc), Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) và Trường Đại học Hà Nội đã có sự chuẩn bị chu đáo, khoa học cho công tác tổ chức hội thảo lần này.

Sau phiên khai mạc, các báo cáo viên đã trình bày 06 báo cáo tại hội thảo, gồm: Chương trình đào tạo và hiện trạng giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Khoa tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Hà Nội (TS Đinh Thị Thanh Nga, Khoa tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Hà Nội); Vấn đề tam giáo trong việc giảng dạy tiếng Trung Quốc ở nước ngoài (GS.TS Furukawa Yutaka, Trường Đại học Osaka, Nhật Bản); Những thách thức và cơ hội trong việc giảng dạy tiếng Trung Quốc ở Thái Lan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (PGS.TS Pornpan Juntaronanont, Trường Đại học Krirk, Thái Lan); Nghiên cứu về giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong đại dịch Covid-19 (GS.TS Zhao Yan Hua, Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc); Thực trạng và triển vọng về giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc Phổ thông ở Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN); Những thay đổi trong kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (TS Li Pei Ze, Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Hán khảo Quốc tế, Trung Quốc).

Trong buổi chiều cùng ngày, Hội thảo chia thành 6 tiểu ban với các phiên làm việc song song. Trong đó tiểu ban 1 với chủ đề “Biên phiên dịch và Giáo dục tiếng Trung Quốc trong thời đại mới” gồm 5 báo cáo trao đổi thông tin, nghiên cứu xung quanh việc biên soạn giáo trình, kĩ năng biên phiên dịch Việt - Trung và xu hướng phát triển giảng dạy tiếng Trung Quốc trong thời đại mới. Tiểu ban 2 với chủ đề “Văn tự, Văn học và Văn hoá” gồm 4 báo cáo trao đổi thông tin, nghiên cứu về đối chiếu văn tự, văn học của Việt Nam và Trung Quốc, đưa ra các phương pháp giảng dạy dưới góc nhìn văn hoá và tình hình học chữ Hán của học sinh, sinh viên Việt Nam. Tiểu ban 3 với chủ đề “Ngữ pháp tiếng Trung Quốc” gồm 5 báo cáo trao đổi thông tin, nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Trung Quốc, đặc biệt là các thể loại từ trong ngôn ngữ Trung Quốc. Ngoài ra còn đề cập tới quá trình thụ đắc ngôn ngữ của học sinh, sinh viên Việt Nam. Tiểu ban 4 với chủ đề “Giáo trình tiếng Trung Quốc” gồm 4 báo cáo trao đổi thông tin, nghiên cứu về việc biên soạn giáo trình ngôn ngữ Trung Quốc, văn hoá Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc, ảnh hưởng của giáo trình đến trình độ ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam. Tiểu ban 5 với chủ đề “So sánh ngôn ngữ Việt - Trung” gồm 4 báo cáo trao đổi thông tin, nghiên cứu so sánh đối chiếu từ vựng, ngữ pháp trong hai ngôn ngữ Việt - Trung dưới góc độ ngôn ngữ học so sánh. Tiểu ban 6 với chủ đề “Học và Dạy tiếng Trung Quốc” gồm 5 báo cáo trao đổi thông tin, nghiên cứu về các phương pháp học tập và giảng dạy tiếng Trung Quốc ở các trường Đại học tại Việt Nam, đưa ra các đề xuất, kiến nghị về phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy để việc Học và Dạy tiếng Trung Quốc thu được kết quả tốt hơn.

Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới”

Trước đó, chiều ngày 18/12/2021, trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra buổi Tọa đàm tiến sĩ và nghiên cứu sinh “Tân Hán học”: Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế và phát triển xã hội với sự tham gia của một số nghiên cứu sinh, tiến sĩ đã và đang nhận học bổng “Chương trình Tân Hán học” (tên viết tắt là “CSP”).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm và hơn hết là tình yêu Hà Nội của những người làm báo
    Tối 28/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển Văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Ký ức xương rồng
    Tôi chuyển cây xương rồng ra mảnh vườn nhỏ trước nhà. Dạo đó cái cây lớn nhanh hơn. Tôi lo chiếc chậu cảnh nhỏ không đủ chỗ cho nó. Đó là vào một ngày hạ mưa đổ liên miên. Cái cây đã ở cùng tôi qua mùa xuân trong chiếc chậu con con ấy.
  • [Video] Góp phần phát triển Hà Nội trở thành thành phố của Sách và Tri thức
    Tối 27/9 tại Phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ 9 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình”. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”.
  • Sơ duyệt chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình"
    Chương trình “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” được thành phố Hà Nội xác định là dấu ấn đặc biệt của thành phố trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và là ngày hội của toàn dân do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức.
  • Cuộc thi “Hát về Hà Nội”: Như một lời tri ân về quá khứ hào hùng của Thủ đô
    Ngay từ những ngày đầu năm học, để khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với Thủ đô Hà Nội, trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phát động cuộc thi “ Hát về Hà Nội” trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Cuộc thi nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Di tích Nhà tù Hỏa Lò – “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng
    Trong những ngày đầu tiếp quản Thủ đô, Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nơi đầu tiên quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản trong những Ngày Giải phóng Thủ đô. Nằm độc nhất trên con phố Hoả Lò, di tích Nhà tù Hỏa Lò được biết đến là "địa ngục trần gian", từng là nơi giam cầm hàng ngàn chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Quy định về phối hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng chức năng liên quan
    Tổ công tác rời UBND thành phố sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, ngày mai họ sẽ xuống các huyện, xã để tiếp tục công việc của mình. Đêm cuối tại thành phố nên Nam bảo mọi người tuỳ ý di tản đi chơi. Trời đêm phố biển sáng rực rỡ bởi ánh đèn ở khắp nơi, Nam và Hải đang vừa đi vừa nói chuyện thì chợt có tiếng gọi...
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • [Video] “Hà Nội và Tôi”: Bồi đắp và lan tỏa tình yêu Hà Nội
    Ngày 27/9 tại phố Sách Hà Nội (phố 19/12, quận Hoàn Kiếm). Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định, hàng trăm tác phẩm dự thi cuộc thi viết Hà Nội và tôi đã phản ánh sinh động những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà thành, góp phần lan tỏa một Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.
  • [Podcast] Một số nội dung mới cơ bản của Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Luật Thủ đô (sửa đổi) Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở A Lưới
    Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Long Biên: Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tối 26/9, UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại - văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO