Sự kiện & Bình luận

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu ra Tuyên bố đầu tiên qua 9 kỳ tổ chức

Phan Anh 20:34 16/09/2023

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã thông qua Tuyên bố về “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Đây là Tuyên bố đầu tiên của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu qua 9 kỳ tổ chức.

be-mac-2-169485286400367391706.jpeg
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội (ảnh: Gia Hân)

Sau 2 ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, hữu nghị, đoàn kết và với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự đề ra và bế mạc vào chiều nay (16/9).

Sau khi được nghe báo cáo của các phiên thảo luận chuyên đề, hai báo cáo viên của toàn Hội nghị chia sẻ với các đại biểu tuyên bố của Hội nghị. Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ Dan Carden và bà Hà Ánh Phượng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam công bố tuyên bố của Hội nghị về “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”.

Đây là Tuyên bố đầu tiên của Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu qua 9 kỳ tổ chức, thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận cao và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ trẻ IPU.

16.9_tuyen_bo_chung_hoi_nghi_nghi_si_tre.jpg
Ông Dan Carden - Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ và bà Hà Ánh Phượng - Đại biểu Quốc hội Việt Nam trình bày Tuyên bố của Hội nghị (ảnh: VOV)

“Chúng tôi, với hơn 200 nghị sĩ trẻ, có mặt tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 từ ngày 14-17/9/2023 tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam để khẳng định cam kết trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” – mở đầu Tuyên bố nêu rõ.

Độ tuổi trung bình của chúng tôi là 37,8 tuổi và khoảng 37% trong số chúng tôi là nữ nghị sĩ. Tham dự hội nghị có các đại diện của các tổ chức toàn cầu và khu vực, các nhóm thanh niên, các công ty khởi nghiệp, trí thức trẻ và các nhà lãnh đạo của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Việt Nam. Chúng tôi rất vui mừng khi hội nghị diễn ra đúng ngày 15.9, Ngày quốc tế vì dân chủ của Liên Hiệp Quốc.

Các nghị sĩ trẻ nhấn mạnh và lo ngại rằng trong khi chỉ còn chưa đầy 7 năm để đạt được các SDG, hiện tại chỉ có 12% mục tiêu đang được thực hiện tốt, trong khi đó có đến 50% mục tiêu vẫn còn đang chậm tiến độ ở mức độ từ vừa phải đến nghiêm trọng.

“Những kết quả này không chỉ đòi hỏi chúng ta cần phải nhìn nhận nghiêm túc mà còn phải hành động quyết liệt hơn, đặc biệt lưu ý khoảng cách còn tồn tại để đạt được các mục tiêu giáo dục, bình đẳng giới, việc làm và tăng trưởng kinh tế, hành động về khí hậu và hòa bình, công lý, thể chế, bởi đây là những mối quan tâm đặc biệt quan trọng của giới trẻ” – Tuyên bố nêu rõ.

Trong lĩnh vực Chuyển đổi số, chúng tôi kêu gọi và đề nghị các nghị viện thành viên: Cập nhật các quy định và cách thức làm việc của nghị viện để các nghị sĩ có thể tham gia và ứng dụng trực tuyến, chuyển đổi số nhiều hơn, tận dụng các nền tảng tương tác nhằm hỗ trợ đối thoại trực tiếp giữa cử tri và nghị sĩ, thúc đẩy sự tham gia của các nhóm, đặc biệt là giới trẻ vào các hoạt động nghị viện;

Cân nhắc việc nghiên cứu thành lập hoặc củng cố các ủy ban thuộc nghị viện hướng tới tương lai, chẳng hạn như Ủy ban tương lai và các cơ chế phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, để giúp nghị viện dự báo và ứng phó với các xu hướng dài hạn hoặc những mối đe dọa tiềm ẩn, đồng thời đảm bảo rằng thanh niên tham gia vào các cơ quan đó;

Bảo đảm tất cả các nghị sĩ được trang bị kiến thức cần thiết và được hỗ trợ kỹ thuật để tham gia đầy đủ vào các quy trình thủ tục lập pháp trực tuyến; tăng cường ứng dụng nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ các nghị sĩ; sử dụng công cụ AI để nâng cao chất lượng lập pháp; và xây dựng thư viện số dành cho các văn bản pháp luật của quốc gia;

Ban hành các văn bản pháp luật và chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách số và đảm bảo khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người, thông qua các việc bao gồm chi phí truy cập thấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và nâng cao kỹ năng chuyên môn;

Xây dựng khung khổ pháp lý phù hợp và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền số của các quốc gia nhằm đem lại một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững; Ban hành các chính sách và thủ tục phù hợp để ngăn chặn và ứng phó với các hình thức quấy rối và bạo lực trên mạng đối với các nghị sĩ, bao gồm cả bạo lực với các nữ nghị sĩ;

Trong lĩnh vực Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, chúng tôi kêu gọi và đề nghị các nghị viện thành viên: Củng cố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thông qua việc xây dựng khung khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, tăng quy mô ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp do thanh niên là người đứng đầu, các sáng kiến khởi nghiệp và đổi mới của giới trẻ thông qua việc tài trợ, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật phù hợp với các SDG, chú trọng trao quyền cho phụ nữ trẻ;

Thúc đẩy phát triển các chương trình giáo dục chú trọng vào các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho thế hệ tương lai - thế hệ của những nhà đổi mới sáng tạo và doanh nhân trẻ ưu tiên các kỹ năng kỹ thuật số; Kêu gọi IPU xem xét các giải pháp khả thi trong các cơ chế hiện có của IPU để tham gia vào các vấn đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

Thúc đẩy mạng lưới nghị sĩ trẻ toàn cầu về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, trong khuôn khổ của Diễn dàn Nghị sĩ trẻ, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Đổi mới sáng tạo của IPU; Tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng khoa học và nghị viện để tạo thêm không gian cho khoa học đóng góp vào hòa bình và phát triển bền vững, chú trọng ưu tiên sự tham gia của giới trẻ;

Khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo chú trọng thanh niên, sinh viên, phụ nữ, tăng cường lồng ghép giới gắn với các SDGs; xây dựng một chương trình riêng cho đổi mới sáng tạo số và khởi nghiệp số; Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp bền vững trong các lĩnh vực, trọng tâm là FoodTech là cách thức góp phần tích cực cho tiến trình thực hiện các SDG, giải quyết vấn đề an ninh lương thực, chấm dứt nạn đói.

Trong lĩnh vực văn hóa, chúng tôi kêu gọi và đề nghị các nghị viện thành viên: Phát triển cách tiếp cận chung của nghị viện nhằm thiết lập một khuôn khổ các nguyên tắc, giá trị trong việc ra quyết định, nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ, chẳng hạn Bộ quy tắc ứng xử của IPU về đạo đức khoa học - công nghệ, nhằm đảm bảo việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ được thực hiện có trách nhiệm, có đạo đức và bền vững.

Đóng góp mạnh mẽ vào nỗ lực nhằm ngăn chặn bạo lực trực tuyến đối với phụ nữ và trẻ em gái, thông qua thúc đẩy bình đẳng giới, kiểm soát phát ngôn thù hận và quản lý AI để phụ nữ và trẻ em gái được bảo vệ và để các công nghệ mới không thành kiến về giới.

Tăng cường luật khung bảo vệ dữ liệu và các công cụ pháp lý khác, nhất là dữ liệu cá nhân, các mối đe dọa mạng và thúc đẩy các thuật toán nguồn mở và minh bạch.

Thúc đẩy tính toàn diện, đối thoại liên văn hóa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa và kiến thức bản địa với tư cách là một động lực cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng và chung sống hòa bình; phát triển vai trò của văn hóa như một động lực của phát triển bền vững; cam kết bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa, khẳng định vai trò của kinh tế sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa; khẳng định vai trò của văn hóa và đa dạng văn hóa trong quá trình giải quyết các khó khăn, thách thức đối với nhân loại hiện nay, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu, phòng, chống nạn buôn bán, vận chuyển trái phép và buôn bán lậu tài sản văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
  • Những bộ phim Việt tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024
    Bốn bộ phim Việt được chọn để tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024 là "Mưa trên cánh bướm", "Cu li không bao giờ khóc" và hai phim ngắn...
  • Hà Nội phát động tháng cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND về việc Phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu ra Tuyên bố đầu tiên qua 9 kỳ tổ chức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO